ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nghẹt Mũi - Phải Làm Sao?

Nghẹt Mũi - Phải Làm Sao?

17/01/2018 9:41:11 SA

Nguyên nhân gây nghẹt mũi

Nghẹt mũi thật phiền phức! Nhiều người nghĩ rằng nghẹt mũi là do có quá nhiều chất nhầy trong mũi. Tuy nhiên, mũi nghẹt thường gây ra bởi các mạch máu bị viêm trong xoang, đây là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như cảm lạnh, cúm

Nghẹt mũi thường có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nghẹt mũi kéo dài hơn 1 tuần có thể biểu hiện của:

  • Dị ứng viêm mũi theo mùa (hay fever)
  • Polyp mũi (khối u lành tính đường mũi)
  • Hóa chất
  • Kích thích từ môi trường
  • Viêm xoang mạn tính
  • Lệch vách ngăn mũi (dị hình vách ngăn mũi)
  • Nghẹt mũi cũng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ, thường vào cuối Tam cá nguyệt đầu. Thay đổi nội tiết tố và tăng cung cấp máu xảy ra trong thời kỳ mang thai có thể gây nghẹt mũi.

Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến màng mũi, gây viêm nhiễm, khô hoặc chảy máu.

Nghẹt mũi ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi có thể nguy hiểm hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây trở ngại cho việc ăn uống, bú sữa và thậm chí có thể dẫn đến những vấn đề về hô hấp gây tử vong. Nghẹt mũi kéo dài cũng có thể ngăn cản sự phát triển khả năng nói và nghe bình thường của trẻ. Vì những lý do này, bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ Nhi khoa nếu trẻ bị nghẹt mũi.

Giảm nghẹt mũi tại nhà

1. Máy làm ẩm không khí

Máy làm ẩm có thể giảm đau xoang và ngạt mũi dễ dàng, nhanh chóng. Hít thở trong không khí ẩm sẽ làm dịu các mô bị kích thích và các mạch máu bị sưng trong mũi và xoang, làm giảm chất nhầy trong xoang, giúp bạn hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng máy làm ẩm.

2. Tắm nước ấm/ Chườm khăn ấm

Hơi nước ấm làm mỏng chất nhầy trong mũi và giảm viêm, giúp bạn hít thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, chườm khăm ấm cũng có thể giúp giảm nghẹt mũi, giảm đau. Lặp lại thường xuyên nếu cần.

3. Tránh mất nước cơ thể

Uống nước lọc, nước trái cây để giúp cơ thể tránh bị mất nước khi ốm, đồng thời làm giảm chất nhầy trong mũi, đẩy chất nhầy ra khỏi mũi và giảm áp suất trong xoang. Áp suất thấp hơn sẽ giúp xoang đỡ viêm nhiễm và kích ứng. Nếu nghẹt mũi đi kèm với đau họng, uống trà ấm, ăn súp sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.

4. Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (có ở dạng nhỏ hoặc dạng xịt) có thể làm tăng độ ẩm và làm sạch mũi, giúp giảm chất nhầy trong mũi, giảm viêm mạch máu. Một số loại nước muối sinh lý có kèm thêm chất giảm đau, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì chúng có thể làm tình trạng nghẹt mũi nặng hơn nếu sử dụng quá 3 ngày, hoặc gây ra tác dụng phụ khi dùng chung với các loại thuốc khác.

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể làm giảm bớt nghẹt mũi, đặc biệt nếu là do cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời trong những trường hợp sau đây:

  • Nghẹt mũi kéo dài hơn 1 tuần, gây đau nhức
  • Nghẹt mũi kèm theo sốt cao kéo dài hơn 3 ngày
  • Chảy mủ mũi dịch màu xanh cùng với đau xoang và sốt
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu, hen suyễn, hoặc khí phế thũng
  • Bị chấn thương ở đầu trước đó, gây chảy máu mũi hoặc nưng mủ liên tục

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}