ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

CHĂM SÓC VIÊM DA TIẾT BÃ VÙNG DA ĐẦU THẾ NÀO?

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da tiết bã nhờn. Tuy nhiên, có thể giải thích rằng hiện tượng tuyến bã nhờn tăng hoạt động, do nấm Malassezia,... xảy ra khi quá trình tái tạo da bị rút ngắn gây bong tróc các tế bào lớp sừng nhanh hơn, gây kết dính lại với nhau tạo thành vảy nhờn hoặc vảy khô có thể nhìn thấy được.

CHĂM SÓC VIÊM DA TIẾT BÃ VÙNG DA ĐẦU THẾ NÀO?

21/02/2024 3:21:40 CH

Viêm da tiết bã là gì? 

Nỗi phiền toái mang tên viêm da tiết bã hay viêm da dầu (Seborrheic dermatitis) là tình trạng viêm da liên quan đến hoạt động của tuyến bã nhờn, đây là tình trạng phổ biến và thường hay tái phát. Bệnh có thể gặp ở trẻ em và người lớn, trong đó phổ biến nhất là viêm da tiết bã ở đầu ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, hay còn có tên gọi khác là “cứt trâu”. 

Triệu chứng của viêm da tiết bã 

Mặc dù viêm da tiết bã là bệnh lý lành tính, không lây và có khả năng tái phát, nhưng do biểu hiện tróc vảy khô hoặc vảy nhờn lan tỏa trên da đầu, trán, rãnh mũi má, lông mày, vùng tai,... gây ngứa ngáy khó chịu dai dẳng làm người bệnh mất tự tin. 

  • Ở trẻ sơ sinh có thể tiến triển viêm da tiết bã với tổn thương da đầu dày, màu vàng, nâu nhuyễn; nẻ và vẩy màu vàng đằng sau tai; nốt đỏ mặt; và phát ban tã lót. 

  • Trẻ lớn hơn và người lớn có thể phát triển các mảng vẩy có vẩy dày trên da đầu, có đường kính từ 1 đến 2 cm.

 

Nguyên nhân của viêm da tiết bã 

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da tiết bã nhờn. Tuy nhiên, có thể giải thích rằng hiện tượng tuyến bã nhờn tăng hoạt động, do nấm Malassezia,... xảy ra khi quá trình tái tạo da bị rút ngắn gây bong tróc các tế bào lớp sừng nhanh hơn, gây kết dính lại với nhau tạo thành vảy nhờn hoặc vảy khô có thể nhìn thấy được. 

Ngoài ra, một số yếu tố liên quan đến viêm da tiết bã: 

  • Do tình trạng da bị nhờn, tiết dầu nhiều thường thể hiện rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, người trẻ (do hoạt động tuyến bã gia tăng mạnh), vị trí phân bố sang thương là vùng tiết bã nhờn. 

  • Do Hormone: Viêm da tiết bã thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, chứng tỏ có sự ảnh hưởng của androgen lên đơn vị nang lông tiết bã. 

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh viêm da tiết bã hay vảy nến thì khả năng thế hệ sau bị bệnh này là rất cao… 

Các yếu tố thúc đẩy viêm da tiết bã: 

  • Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, bệnh Parkinson, bệnh tâm thần 

  • Thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, uống rượu, cơ thể mệt mỏi, béo phì, suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Chăm sóc tình trạng viêm da tiết bã như thế nào? 

Tùy theo độ tuổi, giai đoạn bệnh cũng như vị trí tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cũng như tư vấn cách chăm sóc khác nhau: 

  • Ở trẻ em có thể sử dụng các sản phẩm làm mềm da để làm bong lớp vảy bề mặt, những sản phẩm đặc biệt là sản phẩm dùng cho trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ 

  • Viêm da dầu tại đầu ở người lớn có thể sử dụng dầu gội chứa các thành phần như selenium sulfide, zinc pyrithione, ketoconazol 2%…để làm giảm các triệu chứng 

  • Sử dụng thuốc thoa tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ 

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn 

  • Tránh cào gãi vị trí thương tổn vì sẽ làm trầy xước, dễ nhiễm trùng 

  • Chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất, hạn chế sử dụng rượu bia, tránh hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc lá 

  • Có chế độ vận động, tập luyện hợp lý cũng góp phần cải thiện những triệu chứng của viêm da tiết bã 

Viêm da tiết bã có thể nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da cơ địa, vảy nến…do đó, khi có những biểu hiện ngoài da làm bạn khó chịu, hãy đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể.  

Đặt lịch khám qua hotline 18006116 hoặc inbox fanpage CarePlus Clinic Vietnam để được tư vấn.  

(Nguồn: MSD Manual; Mayo Clinic )  

Bài viết liên quan

ĐIỂM MẶT 6 BỆNH VIÊM DA THƯỜNG GẶP VÀO MÙA HÈ
Thời tiết mùa hè nắng nóng kéo dài, chỉ số tia UV cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nhiều người có làn da nhạy cảm sẽ bị ngứa ngáy hoặc dễ mắc các bệnh viêm da trở nặng.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Viêm da, Da nhiễm trùng, v.v
Khám tư vấn các bệnh Da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiết bã (viêm da dầu), mày đay mạn tính, viêm da tiếp xúc, trứng cá, một số bệnh lý da do nhiễm trùng.. ₫300.000

Khám Tư Vấn Da Liễu Từ Xa
Khám tư vấn các bệnh Da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiết bã (viêm da dầu), mày đay mạn tính, viêm da tiếp xúc, trứng cá, một số bệnh lý da do nhiễm trùng.. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}