ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐIỂM MẶT 6 BỆNH VIÊM DA THƯỜNG GẶP VÀO MÙA HÈ

Thời tiết mùa hè nắng nóng kéo dài, chỉ số tia UV cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nhiều người có làn da nhạy cảm sẽ bị ngứa ngáy hoặc dễ mắc các bệnh viêm da trở nặng.

ĐIỂM MẶT 6 BỆNH VIÊM DA THƯỜNG GẶP VÀO MÙA HÈ

Cùng CarePlus điểm qua các loại bệnh da liễu thường gặp trong mùa hè này để đề phòng cũng như có biện pháp xử lý bệnh tốt nhất nhé!

6 bệnh viêm da thường gặp vào mùa hè

Mụn trứng cá

Khi mồ hôi kết hợp với vi khuẩn và dầu trên da của bạn, nó có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đối với da dễ bị mụn, điều này thường gây ra sự xuất hiện của mụn trứng cá. Bác sĩ da liễu khuyên bạn nên thực hiện những biện pháp sau để ngăn ngừa mụn:

  • Thấm nhẹ mồ hôi trên da bằng khăn hoặc vải sạch. Tránh thực hiện động tác lau mồ hôi quá mạnh tay có thể làm kích thích da của bạn, gây kích ứng và gây ra mụn trứng cá.
  • Giặt quần áo đã thấm ướt mồ hôi, khăn và mũ trước khi sử dụng chúng lại.
  • Sử dụng các dạng sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông trên mặt, cổ, lưng và ngực. Thông tin trên sản phẩm có thể ghi "không chứa dầu" hoặc "không gây tắc nghẽn lỗ chân lông".

Không nên tự ý nặn mụn có thể gây nhiễm trùng da

Rôm sảy

Rôm sảy, hay còn được gọi là phát ban nhiệt, là kết quả của tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Mồ hôi không thể thoát ra khỏi da, dẫn đến sự tích tụ dưới da và gây ra phát ban cùng với cảm giác ngứa ngáy. 

  • Thường thì không cần sử dụng thuốc để điều trị tình trạng này, nhưng có một số gợi ý để giảm nguy cơ rôm sảy, bao gồm:
  • Chọn quần áo nhẹ nhàng, rộng rãi và làm từ cotton.
  • Tập thể dục ngoài trời vào những thời điểm mát nhất trong ngày hoặc trong môi trường có điều hòa không khí.
  • Tạo cảm giác mát mẻ cho da bằng cách sử dụng quạt, tắm nước lạnh và bật máy điều hòa khi cần thiết.

Viêm nang lông

Mọi sợi lông-tóc trên cơ thể của bạn mọc từ một lỗ nhỏ gọi là nang lông. Nang lông bị nhiễm trùng trông giống như mụn nhỏ, nhưng chúng có xu hướng gây ngứa và đau. Để giảm nguy cơ bị viêm nang lông vào mùa hè này:

  • Ngay sau khi tập thể dục, bạn thay quần áo bó sát người ngay và tắm sạch sẽ.
  • Nên tắm bằng nước ấm thay vì nước nóng, thời gian tắm quá lâu trong môi trường nóng ấm dễ làm bạn bị viêm nang lông

Nấm da

Nấm da là bệnh nhiễm trùng da phổ biến, thường do khí hậu nóng ẩm hoặc vệ sinh da kém. Nguyên nhân chính là môi trường nhiệt đới, ẩm ướt và không thoáng khí, tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm. Điều này làm gia tăng nấm trên da, gây nhiễm trùng và kích ứng. Dấu hiệu và triệu chứng của nấm da khác nhau tùy trường hợp, nhưng thường gây đỏ da, ngứa và tróc vảy.

Để ngăn ngừa nấm da, vệ sinh da hàng ngày quan trọng. Giữ da khô ráo và sạch, đặc biệt vùng ẩm ướt như ngón tay, bàn chân và kẽ tóc. Sử dụng sản phẩm chăm sóc hoặc điều trị chuyên biệt, tránh tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người khác để tránh lây nhiễm. Nếu mắc nấm da, tìm tư vấn và điều trị từ bác sĩ để ngăn chặn lan truyền và bảo vệ da khỏe mạnh

Chốc

Chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da thường gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết trầy đóng vảy tiết màu mật ong trên da. Hầu hết trẻ em bị chốc trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và số bệnh nhi tăng hơn khi vào mùa hè.
Chốc thường được truyền nhiễm qua tiếp xúc với người bị bệnh hoặc vật dụng đã tiếp xúc với người bệnh. Bệnh có thể lan rộng trên cơ thể nếu không được điều trị kịp thời và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Trẻ em dễ bị chốc lở khi thời tiết vào Hè

Để ngăn ngừa chốc, việc giữ vệ sinh cá nhân và chăm sóc da hàng ngày là rất quan trọng. Đồng thời, giữ cho trẻ tránh tiếp xúc với nguồn lây. Nếu phát hiện có dấu hiệu của chốc, trẻ em cần được đưa đến cơ sở y tế để điều trị và ngăn ngừa sự lan truyền bệnh.

Da khô và kích ứng

Mặc dù không khí ngoài trời nóng và ẩm, da của bạn vẫn có thể bị khô và kích ứng. Những nguyên nhân chính thường là đi dưới trời nắng trong khoảng thời gian dài, và tình trạng sử dụng máy điều hòa không khí. Nếu da của bạn bắt đầu cảm thấy khô và kích ứng ngay cả khi thời tiết ẩm, hãy thử những mẹo sau:

  • Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài, sử dụng dạng phổ rộng, SPF 50+ và khả năng chống thấm nước.
  • Sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ để rửa mặt. Sữa tắm và sản phẩm làm sạch cơ thể có nhãn "kháng khuẩn" hoặc "khử mùi" có thể làm khô da của bạn.
  • Dùng kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu sau mỗi lần tắm. Kem dưỡng ẩm hoạt động bằng cách giữ nước trên da của bạn, vì vậy bạn cần phải thoa nó trong vòng 5 phút sau khi tắm.
  • Tăng nhiệt độ nếu máy điều hòa không khí làm cho nhà của bạn quá khô.

Mặc dù các bệnh ở da có thể không nguy hại nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây khó chịu, bệnh tái đi tái làm sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và công việc. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu mắc các bệnh da liễu, hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}