ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà ba mẹ cần nắm để xử lý

Cách hạ sốt cho trẻ, nhất là đối với các bé sơ sinh, là điều mà mọi ông bố, bà mẹ phải nắm để kịp thời xử lý.

Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà ba mẹ cần nắm để xử lý

28/07/2022 3:45:23 CH

Khi nào thì cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ?

Trước khi hạ sốt, ba mẹ phải chắc chắn biết được nhiệt độ của trẻ là bao nhiêu bằng cách dùng dụng cụ đo (ở trán, miệng, tai, nách, hậu môn). Không sờ cảm nhận bằng tay vì không chính xác.

Nhiều phụ huynh đến khám bác sĩ thường nói bé bị sốt, tuy nhiên khi bác hỏi lại nhiệt độ chính xác thì ít ba mẹ cặp nhiệt độ cho con mà chỉ nói em thấy “tay chân con lạnh mà đầu thì nóng”, hoặc “em sờ vào trán con thấy nóng lắm, em đoán tầm 39-40 độ C”, hoặc “em không đo được vì bé quấy quá….”
Nhiệt độ sốt vô cùng quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và hạn chế xét nghiệm không cần thiết.

Xem thêm: https://careplusvn.com/vi/cach-do-nhiet-do-chinh-xac-cho-be

Không khuyến cáo cho trẻ uống hạ sốt thường quy. Chỉ hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ cơ thể > 38.5 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể < 38.5 độ C nhưng trẻ rất khó chịu với tình trạng sốt, hoặc trẻ có tiền sử co giật do sốt trước đây.

Thuốc hạ sốt nên sử dụng cho trẻ:

PARACETAMOL: 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ, 1 ngày không quá 60mg/kg

IBUPROFEN: 5-10mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ, 1 ngày không quá 40mg/kg, không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
 
Tuy nhiên, tại Việt Nam do sốt xuất huyết lưu hành cao nên Ibuprofen không được khuyến cáo như 1 thuốc hạ sốt thường quy vì có thể làm nặng hơn tình trạng xuất huyết nếu trẻ bị sốt xuất huyết.

Lưu ý:

  • Không kết hợp các loại thuốc hạ sốt khác nhau khi chưa có chỉ định của bác sĩ 
  • Khoảng cách giữa 2 lần uống hạ sốt không nên ít hơn 4 tiếng, nghĩa là 1 ngày không dùng quá 6 lần hạ sốt.
  • Không hạ sốt bằng đường nhét hậu môn nếu trẻ đang bị tiêu chảy

Nên xử lý thế nào khi trẻ lên cơn co giật do sốt?

  • Khi trẻ bị sốt cao hay bị sốt lạnh nếu không hạ sốt cũng như xử lý kịp thời sẽ dẫn đến bị co giật. Nếu chẳng may trẻ lên cơn co giật do sốt thì phụ huynh phải hết sức bình tĩnh, không nên hoảng loạn và làm theo các bước sau đây:
  • Để trẻ nằm trên mặt phẳng cứng và nằm nghiêng một bên, cổ hơi ngửa để tránh tình trạng đờm giải hoặc chất nôn làm tắc đường thở
  • Không được để bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ vì không có trường hợp nào trẻ cắn lưỡi trong cơn co giật
  • Quan sát tính chất co giật và thời gian bị co giật
  • Cơn có giật thường sẽ hết sau 1-3 phút—sắp xếp đưa trẻ đi khám sau khi ổn định
  • Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, hãy mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu gần nhất

Lưu ý: hạ sốt trong trường hợp này có thể để sau vì hạ sốt không làm cắt cơn co giật.

Khi nào trẻ sốt cần đi khám sĩ?

  • Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi thân nhiệt trên 38 độ
  • Trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi sốt, đáp ứng hạ sốt, vui vẻ hơn khi hạ sốt nhưng sốt còn kéo dài > 48 tiếng.
  • Trẻ sốt kèm theo 1 trong những dấu hiệu sau đây: co giật, xuất huyết, phát ban da, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, lừ đừ, tiểu ít, li bì, từ chối uống nước, trông rất mệt mỏi mặc dù đã được dùng hạ sốt, giảm đau, vã mồ hôi, tay chân lạnh, mạch yếu...
  • Sốt có diễn tiến bệnh chưa phù hợp theo chẩn đoán bác sĩ tiên lượng, tái khám ngay.
  • Bất kỳ khi nào cha mẹ lo lắng về tình trạng bệnh của trẻ

Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus được các bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn là đơn vị chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho trẻ từ sơ sinh, nhũ nhi đến độ tuổi nhi đồng, thiếu niên.

Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa CarePlus với chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và từng tu nghiệp chuyên môn ở nước ngoài sẽ trực tiếp thăm khám, cam kết chỉ định đúng xét nghiệm, can thiệp cần thiết và giải thích chi tiết kết quả; đặc biệt, cho toa thuốc hiệu quả nhất và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời bác sĩ sẽ đưa lời khuyên về lối sống, chăm sóc sức khỏe phù hợp theo từng độ tuổi giúp trẻ phòng bệnh, phát triển toàn diện và giúp phụ huynh cảm thấy an tâm hơn. 

Bên cạnh đó, CarePlus tập trung đầu tư trang bị thiết bị y khoa và phòng xét nghiệm tự động hiện đại, kết hợp với chuyên môn cao của đội ngũ bác sĩ để đưa ra những chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất. 

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch hẹn khám, vui lòng gọi Free Hotline: 1800 6116 hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

– Chi nhánh 1: Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1

– Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Quận 7 (Cạnh Hồ Bán Nguyệt)

– Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình (Cạnh tòa nhà ETown)

Thời gian làm việc

– Thứ 2 - Thứ 6: 8h00 - 20h00

– Thứ 7: 8h00 - 17h00

– Chủ nhật: 8h00 - 12h00 (Chỉ áp dụng tại CN Tân Bình và Quận 7)

 

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}