ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những câu hỏi thường gặp về Ung thư vú

Những câu hỏi thường gặp về Ung thư vú
💌 Có phải chỉ những người có bà, mẹ, chị… bị ung thư vú mới có nguy cơ mắc bệnh?
 
Di truyền chiếm 5 - 7% các ca ung thư vú nhưng không phải là tất cả. Bệnh có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác như môi trường sống bị nhiễm tia phóng xạ nhiễm, thừa cân, hệ miễn dịch yếu… tuy nhiên nếu tiền sử gia đình phía họ ngoại của bạn bị ung thư vú bạn được xếp vào nhóm có nguy cơ cao.
 
💌 Bị ung thư vú không được ăn những loại thực phẩm nào? Có phải bị ung thư vú là không được ăn các sản phẩm từ đậu nành không?
 
Các nghiên cứu trước đây cho thấy, đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành có chứa isoflavone – là chất giống như estrogen có thể làm ung thư vú phát triển. Nhưng isoflavone cũng có tác dụng kháng lại tế bào ung thư và có lợi cho tim mạch. Nghiên cứu gần đây nhất (năm 2011) cho thấy, đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú, nhất là bệnh nhân châu Á như chúng ta.
 
Nhiều nghiên cứu cho thấy với một lượng đậu nành vừa phải mỗi ngày không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Bạn có thể yên tâm uống sữa đậu nành và ăn đậu hũ nếu thích. Tuy nhiên, không nên sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa đậu nành hoặc isoflavone vì hàm lượng của nó thường quá cao trong các loại thực phẩm này. Và còn nhiều nghiên cứu thêm về vấn đề này chưa có kết luận rõ ràng.
 
💌 Tỷ lệ di truyền ung thư vú từ mẹ sang con là bao nhiêu %?
 
Khoảng 30% phụ nữ ung thư vú có ít nhất một người trong gia đình bị ung thư vú trước đó như mẹ, cô, dì hoặc chị em gái. Bạn có nguy cơ mắc ung thư vú gấp 2 lần nếu mẹ cũng bị bệnh ung thư vú. Càng nhiều người trong gia đình có ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Phụ nữ có đột biến gen di truyền, như BRCA1-BRCA2, có nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng từ 50-80%.
 
💌 Ung thư vú có lây không?
 
Ung thư không phải bệnh truyền nhiễm dễ lây từ người sang người. Tình huống duy nhất mà ung thư có thể lây lan từ người này sang người khác là trong trường hợp khi người được ghép tạng nhận phần mô bị ung thư của người hiến tạng. Tuy nhiên, nguy cơ này rất thấp.
 
💌 Sử dụng thuốc nhuộm tóc có làm tăng nguy cơ ung thư?
 
Không có bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng thuốc nhuộm tóc làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu kết luận rằng, thợ làm tóc và thợ cắt tóc thường xuyên tiếp xúc với một lượng lớn thuốc nhuộm tóc, sản phẩm hóa học khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
 
💌 Chất chống mồ hôi, chất khử mùi gây ung thư vú?
 
Không có các nghiên cứu, không tìm thấy bằng chứng liên quan đến các hóa chất thường thấy trong chất chống mồ hôi, chất khử mùi với những thay đổi trong mô vú.
 
💌 Để điện thoại kế bên khi ngủ có làm tăng nguy cơ mắc ung thư không?
 
Ung thư là do đột biến gen, điện thoại di động phát ra một loại năng lượng tần số thấp không tác động làm hư hại cấu trúc gen.
 
💌 Có phải chỉ cần cắt bỏ vú là không bị ung thư vú nữa không?
 
Cắt bỏ ung thư vú đang là một vấn đề được quan tâm, đặc biệt ở những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao (gọi là đoạn nhũ phòng ngừa). Vấn đề cắt bỏ tuyến vú có đảm bảo an toàn cho người không bị ung thư vú không? Và liệu có thực sự giúp cải thiện tiên lượng sống ở những phụ nữ đã mắc ung thư vú một bên trước đó không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi cá nhân.
 
Cắt bỏ tuyến vú 2 bên chỉ có lợi ở một số phụ nữ có nguy cơ cao ung thư vú như đột biến gen, tuy nhiên các di chứng sau mổ cũng là một vấn đề cần cân nhắc. Nhiều nghiên cứu cho thấy 10% phụ nữ cảm thấy hối tiếc sau khi phẫu thuật, cảm giác mất tự tin về sự nữ tính và các truc trặc trong tình dục xảy ra chiếm khoảng 20-30%. Đau sau mổ chiếm khoảng 40 % và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
 
Hơn nữa, cắt tuyến vú còn lại sau điều trị ung thư vú không làm tăng tiên lượng sống do đã có sẵn bệnh lý tuyến vú bên kia. Điều này chỉ làm giảm nguy cơ bị ung thư vú ở tuyến vú đã cắt. Ngoài ra đoạn nhũ tiết kiệm da trong phẫu thuật tái tạo vú cũng vẫn để lại 5-8% nguy cơ ung thư vú ở phần da vú còn lại.
 
💌 Ung thư vú có bị tái phát sau khi đã chữa khỏi không?
 
Ung thư vú có thể tái phát bất cứ lúc nào, nhưng hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong 5 năm đầu sau khi điều trị. Ung thư vú có thể tái phát tại chỗ (nghĩa là ở vú được điều trị hoặc gần vết sẹo cắt bỏ vú) hoặc ở một nơi nào khác trên cơ thể gọi là di căn. Một số vị trí di căn phổ biến nhất bên ngoài vú là các hạch bạch huyết, xương, gan, phổi và não. Do đó, dù đã điều trị ung thư vú thành công, bạn vẫn cần tầm soát ung thư vú thường xuyên theo chỉ định của Bác sĩ.
 
💌 Ăn nhiều thực phẩm lên men như kim chi, cải chua,…có bị ung thư không?
 
Ăn nhiều thức ăn muối chua sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và vòm hầu. Ngoài ra các thực phẩm ướp muối, lên men sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng
 
💌 Bị ung thư vú có thể mang thai và cho con bú được không?
 
Thai kỳ không làm tăng nguy cơ tái phát ở phụ nữ ung thư vú đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay không có bằng chứng cho thấy việc cho con bú sau điều trị ung thư vú làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Thậm chí một số nghiên cứu còn cho thấy rằng việc cho con bú làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
 
Thời gian trung bình để có thai là ít nhất 2 năm sau khi hoàn tất điều trị. Mặc dù không rõ thời gian tốt nhất là bao lâu, nhưng 2 năm là thời gian đủ để theo dõi những tái phát sớm có thể xảy ra. Tuy nhiên một số trường hợp có thể tái phát trong 2 năm đầu, do đó việc có thai sau khi điều trị ung thư vú bao lâu sẽ khác biệt tùy từng cá nhân.
 
Những phụ nữ đang sử dụng Tamoxifen kéo dài 5 năm thường cần uống ít nhất 2 năm trước khi có thai, và sử dụng trở lại sau khi sinh em bé.

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}