ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bạ mẹ cần làm gì để con có giấc ngủ an toàn?

Sự việc gần đây có 1 bé nhỏ bị ngạt thở khi ngủ vì rớt vào khe giường thật sự rất đau lòng và đáng tiếc. Những trường hợp như vậy thỉnh thoảng lại xảy ra, gây đau đớn và hối hận khôn nguôi cho gia đình, thậm chí còn có nguy cơ gây bất hòa, đổ lỗi, tan vỡ. Mong rằng phụ huynh hãy quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn khi ngủ cho con, để những điều đáng tiếc như vậy không còn xảy ra.

Bạ mẹ cần làm gì để con có giấc ngủ an toàn?

NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CON KHI NGỦ:

1. NẰM NGỬA KHI NGỦ:

Cho đến 1 tuổi, trẻ nhỏ nên nằm ngửa trong lúc ngủ — cho cả giấc ngủ ngắn ban ngày và ban đêm. Trẻ nằm ngửa khi ngủ ít có nguy cơ bị đột tử khi ngủ ( SIDS) hơn so với trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Vấn đề với tư thế nằm nghiêng là em bé có thể lật sấp dễ hơn.

Trẻ sơ sinh phải được đặt da kề da với mẹ càng sớm càng tốt sau khi sinh, ít nhất là trong giờ đầu tiên. Sau đó, hoặc khi mẹ cần ngủ hoặc không thể da kề da, nên đặt trẻ nằm ngửa trong nôi.

Một số em bé sẽ thích nằm sấp. Bạn nên luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, nhưng nếu trẻ đủ lớn để dễ dàng lăn cả hai chiều (sấp qua ngửa, ngửa qua sấp) thì bạn có thể không cần đặt trẻ nằm ngửa. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng không có chăn, gối, đồ chơi nhồi bông… xung quanh bé, để bé không lăn vào bất kỳ vật dụng nào có thể gây tắc nghẽn đường thở.

2. SỬ DỤNG NỆM NGỦ CHẮC CHẮN

Cần chọn loại nệm ngủ vừa vặn, chắc chắn, và tấm trải giường vừa vặn được thiết kế cho sản phẩm đó. Bề mặt nệm là bề mặt hơi cứng, nó không được lõm vào khi em bé đang nằm trên đó.

Không có gì khác nên được ở trong cũi của bé. Cất các đồ vật mềm, bộ drap giường lỏng lẻo hoặc bất kỳ đồ vật nào có thể làm tăng nguy cơ mắc kẹt, ngạt thở ra khỏi khu vực ngủ của em bé. Chúng bao gồm gối, mền, chăn bông, đồ chơi, tấm đệm lót hoặc các sản phẩm tương tự gắn vào thanh hoặc cạnh cũi. Nếu bạn lo lắng về việc con mình bị lạnh, bạn có thể sử dụng quần áo ngủ cho trẻ sơ sinh, hay chăn có lỗ.

Bạn có thể quấn bé khi ngủ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng em bé luôn nằm ngửa khi được quấn. Tấm quấn không được quá chật hoặc khiến bé khó thở hoặc khó cử động hông. Khi em bé của bạn có vẻ như đang cố gắng lăn lộn, bạn nên ngừng quấn bé.

Tư thế nằm trong cũi “feet to foot”: chân bé sát với chân giường/cũi. Điều này giúp bé dễ dàng đạp chân vào cũi báo động cho người lớn khi gặp nguy hiểm.

3. TRẺ NHỎ KHÔNG NÊN NGỦ CHUNG GIƯỜNG VỚI NGƯỜI LỚN

Người á đông thường có khuynh hướng thích cho bé ngủ chung giường để tiện chăm sóc, hơn nữa việc ngủ chung giường được cho là giúp tăng thêm mối gắn kết giữa ba mẹ và con. Tuy nhiên, Hiệp hội nhi khoa Hoa kỳ (AAP) khuyến cáo việc cho trẻ ngủ giường/cũi riêng an toàn hơn so với ngủ chung giường. Ngoài nguy cơ SIDS cao hơn, bạn cũng có thể lăn lộn trong giấc ngủ và khiến em bé bị ngạt thở. Hoặc em bé của bạn có thể bị kẹt giữa tường và giường, hoặc lăn ra khỏi giường của người lớn và bị thương.

Một số tình huống khiến việc ngủ chung giường càng trở nên nguy hiểm hơn như:
- Bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi.
- Bé sinh non hoặc nhẹ cân.
- Bạn hoặc bất kỳ người nào khác trên giường là người hút thuốc (ngay cả khi không hút thuốc trên giường).
-Bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể khiến bạn buồn ngủ, khó thức dậy.
-Bạn đã uống rượu
-Bề mặt giường mềm, chẳng hạn như nệm nước, nệm cũ, ghế sofa và có các vật dụng mềm như gối, chăn

4. NGỦ CÙNG PHÒNG VỚI BÉ

Hãy cho bé ngủ cùng phòng với bạn trong 6 tháng đầu tiên hoặc lý tưởng là trong năm đầu tiên. Đặt nôi, cũi của bé trong phòng ngủ, gần giường của bạn. AAP khuyến nghị nên ngủ chung phòng vì nó có thể làm giảm nguy cơ đột tử khi ngủ tới 50% và an toàn hơn nhiều so với ngủ chung giường. Ngoài ra, việc ở chung phòng sẽ giúp bạn dễ dàng cho bú, dỗ dành và trông chừng bé.

Chỉ cho trẻ nằm giường của bạn để cho bú hoặc dỗ dành. Đặt con bạn trở lại giường ngủ riêng của con khi bạn chuẩn bị đi ngủ. Nếu bạn ngủ quên, ngay sau khi bạn thức dậy hãy chuyển bé đến giường riêng của bé.
Không bao giờ đặt con bạn ngủ trên ghế dài, ghế sofa hoặc ghế bành. Đây là nơi cực kỳ nguy hiểm cho bé khi ngủ.

5. CÁC LƯU Ý KHÁC:

- Tránh không ủ ấm bé quá mức khi ngủ vì tăng thân nhiệt làm tăng nguy cơ SIDS
- Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ đột tử khi ngủ. Cần tránh hút thuốc/ hít khói thuốc lá thụ động trong suốt quá trình mang thai và chăm sóc trẻ nhỏ
- Bú mẹ giúp giảm nguy cơ SIDS.
- Bạn cũng có thể thử cho trẻ ngậm núm vú giả trước khi đi ngủ. Một số nghiên cứu cho rằng điều này giúp giảm nguy cơ SIDS, ngay cả khi nó rơi ra ngoài sau khi trẻ ngủ. Nếu bạn đang cho con bú mẹ, hãy đợi cho đến khi việc cho con bú diễn ra suôn sẻ trước khi cho bé ngậm núm vú giả. Điều này thường mất 2-3 tuần. Sẽ không sao nếu bé không muốn ngậm núm vú giả, đơn giản là bé không thích nó. Nên cai núm vú giả khi trẻ được 6-12 tháng.

⭐ Chúc cả nhà có 1 giấc ngủ ngon và an toàn.

👩‍⚕ BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG GIẢM CÂN CẤP TỐC - HÃY GIẢM CÂN KHOA HỌC
Thật sự rất khó để cưỡng lại sức hấp dẫn của các mẹo "giảm cân cấp tốc". Nhưng nếu áp dụng chúng trong suốt thời gian dài, sẽ gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe. Tìm hiểu rủi ro khi giảm cân cấp tốc trong bài viết dưới đây!

KIẾN BA KHOANG VÀO MÙA - NHẬN BIẾT & ĐỀ PHÒNG “VIÊM DA”
Khác với các loại kiến thông thường, kiến ba khoang khi tấn công sẽ tạo nên ‘’Viêm da’’ và nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm da nặng hơn, thậm chí nhiễm khuẩn và loét. Những người bị "đốt" thực ra là do tiếp xúc với dịch tiết của kiến. Vậy cần làm gì để phòng ngừa bị viêm da do kiến ba khoang đốt đặc biệt trong mùa mưa này và điều trị như thế nào là đúng cách?

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

HỎI - ĐÁP CÙNG BÁC SĨ: CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ SỐT XUẤT HUYẾT!
Mặc dù sốt xuất huyết không phải là căn bệnh xa lạ nhưng vẫn còn nhiều phụ huynh hoang mang lo lắng về căn bệnh này, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mùa mưa bão bắt đầu cũng là thời điểm thuận lợi cho muỗi Dengue gây bệnh sốt xuất hiện sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở DẠ DÀY CẦN LƯU Ý TẦM SOÁT SỚM
Ung thư tiêu hóa chiếm hơn 30% ca ung thư tại Việt Nam. Tuy nhiên các triệu chứng bệnh ban đầu thường mờ nhạt, diễn tiến âm thầm dễ bị xem nhẹ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác nên thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.

By TS. BS. Nguyễn Huy Bằng

VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM ĐẦU DÒ ÂM ĐẠO TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ PHỤ KHOA
Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật sử dụng đầu dò siêu âm chuyên dụng đưa vào trong âm đạo nhằm đánh giá buồng trứng, tử cung và các thành phần tiểu khung, và phương pháp này áp dụng cho phụ nử đã có gia đình, đã có QHDT.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}