ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

7 Thực Phẩm Trong Nhà Giúp Chữa Bệnh Trầm Cảm

7 Thực Phẩm Trong Nhà Giúp Chữa Bệnh Trầm Cảm

17/01/2018 9:24:44 SA

Mọi người nghĩ rằng trầm cảm là buồn, là khóc, là hay mặc quần áo đen, do guồng quay của cuộc sống. Nhưng không, chúng ta có thể bị trầm cảm ngay trong chính gia đình mình. Cảm giác buồn bã kéo dài qua năm tháng, hút cạn những niềm vui của cả những người thân yêu, dường như không thể lạc quan trở lại mà chỉ chìm sâu vào bóng tối.

Theo thống kê của WHO, hiện có ít nhất 350 triệu người trên thế giới bị trầm cảm. Cứ 10 người sẽ có 1 người bị trầm cảm (theo SADAG) và họ thường không chia sẻ với ai về tình trạng của mình.

Nhận biết người bị trầm cảm

  • Cảm thấy đau buồn, lo sợ, trống rỗng và mất mát
  • Không còn hứng thú với bất kì điều gì
  • Cảm thấy tuyệt vọng và tội lỗi
  • Thay đổi thói quen ngủ (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc mất ngủ)
  • Tăng hoặc sút cân nhiều
  • Mất khẩu vị
  • Mệt mỏi và kiệt sức
  • Hay cáu gắt, tức giận và khó tập trung
  • Hay nghĩ đến cái chết

Khi cường độ và thời gian của những triệu chứng này tăng lên, cuộc sống gia đình sẽ trở nên bế tắc. Họ đau khổ, nhưng lại không hiểu nguyên do đằng sau sự đau khổ này.

Một số thông tin hữu ích (từ WHO và SADAG)

  • Trầm cảm thường gặp ở giới trẻ và thường ảnh hưởng nữ giới nhiều hơn nam giới.
  • Trầm cảm là một trong số bệnh tâm thần có thể chữa khỏi và 8 trên 10 người có thể hoàn toàn hồi phục.
  • 1-2 trong số 10 phụ nữ thường bị trầm cảm sau khi sinh.
  • Mỗi năm có gần 1 triệu người trên thế giới từ bỏ cuộc sống của mình do trầm cảm.

Nguyên nhân gây trầm cảm

Theo một số nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm có thể là do di truyền. Ngoài ra, những yếu tố khác từ môi trường và lối sống cũng có thể dẫn đến trầm cảm, thường gặp nhất là:

  • Các mối quan hệ căng thẳng
  • Công việc không thuận lợi
  • Lạm dụng ma túy
  • Thiếu axit béo omega-3
  • Thiếu vitamin B-complex
  • Sử dụng số loại thuốc và trị liệu

Có nhiều phương pháp điều trị trầm cảm. Bên cạnh việc dùng thuốc và các thực phẩm chức năng, một số thực phẩm tại nhà cũng rất tốt cho tâm trạng của người bệnh. Những thực phẩm này sẽ giúp họ tìm lại sự phấn khởi và niềm vui trong cuộc sống gia đình.

7 loại thực phẩm giúp chữa bệnh trầm cảm

1. Nghệ

Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa trầm cảm nào đều gây ra những tác dụng phụ như khó thở, xuất huyết dạ dày, hoặc thậm chí là những suy nghĩ tự vẫn. Tuy nhiên, nghệ có thể giúp chữa trầm cảm nhẹ mà không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào. Lưu ý: Thận trọng khi dùng nghệ cho phụ nữ có thai, người bị sỏi thận, tiểu đường, huyết áp hoặc đang cần phẫu thuật.

Cách chế biến nước chanh nghệ

  • 4 tách nước
  • 2 muỗng canh bột nghệ hoặc nghệ bào tươi
  • 4 muỗng canh mật ong
  • 1 trái chanh
  • 1 ít tiêu đen
  • nước cốt một quả 1 cam (tùy chọn)

Trộn tất cả các nguyên liệu vào bát. Khuấy đều và dùng với vài lát chanh. Dùng mỗi ngày. Có thể dùng kèm với nhiều loại thực phẩm khác.

2. Nghệ tây

Chất carotenoid trong nghệ tây rất tốt để điều trị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Nghệ tây cũng chứa nhiều vitamin B, giúp tăng mức độ serotonin trong não – loại chất làm bạn cảm thấy hạnh phúc.

  • Bạn có thể uống 15 mg chiết xuất nghệ tây khô, 2 lần mỗi ngày.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một nhúm nghệ tây khô vào các món ngọt, hoặc trộn chúng vào sữa khuấy và smoothie.

3. Hạt điều

Hạt điều giàu vitamin C và là chất xúc tác tuyệt vời cho hệ thần kinh. Chất riboflavin trong hạt điều sẽ giúp cơ thể năng động và hạnh phúc hơn. Hạt điều còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác giúp chống lại chứng trầm cảm, như vitamin B6, tryptophan và magiê.

  • Đun một tách sữa
  • Khi sữa ấm, thêm một thìa bột hạt điều và trộn đều
  • Uống mỗi đêm trước khi đi ngủ

Hoặc bạn cũng có thể ăn một hoặc hai hạt điều rang mỗi ngày để cải thiện tâm trạng. Với số lượng đó, hạt điều là một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

4. Dầu cá

Theo các nghiên cứu, những người đang bị trầm cảm, nói chung, có lượng ít axit béo omega-3. Vì vậy, họ cần phải tăng lượng tiêu thụ axit béo omega-3 để chống lại chứng trầm cảm, và vì mục đích đó, dầu cá được khuyên dùng cho tình trạng này.

  • Mỗi ngày, hãy bổ sung dầu cá để chống lại chứng trầm cảm. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các cửa hàng y tế hoặc thậm chí các cửa hàng tạp hoá. Bạn thậm chí có thể mua chúng online. Nhưng trước khi sử dụng, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ về liều lượng đúng.
  • Mặt khác, bạn có thể ăn các loại cá như cá hồi, cá mòi và cá cơm. Những loại cá này giàu axit béo omega-3.
  • Các nguồn dinh dưỡng bổ sung khác như đậu nành.

5. Táo

Táo có nhiều vitamin B, phosphor và kali. Những chất dinh dưỡng này giúp sửa chữa các tế bào não bị tổn thương và cải thiện chức năng của não bộ. Kết quả là, chúng giúp bạn chống lại các triệu chứng trầm cảm.

  • Rửa một quả táo tươi. Cắt nhỏ và ép hoặc xay lấy nước.
  • Thêm vào nước ép hai muỗng cà phê mật ong. Trộn đều.
  • Thêm vào hỗn hợp một cốc sữa ấm.
  • Uống 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào ban đêm để có kết quả tốt nhất.
  • Bạn cũng có thể ăn một quả táo mỗi ngày để ngăn ngừa trầm cảm.

6. Mật ong

Mật ong có thể cải thiện tâm trạng của bạn và giúp bạn chống lại cảm xúc tiêu cực do trầm cảm. Ngoài ra, mật ong có thể thư giãn các dây thần kinh mệt mỏi của bạn. Mật ong chứa tryptophan, một axit amin giúp ngủ ngon hơn.

  • Nghiền khoảng 10 quả hạnh nhân
  • Thêm vào 2 muỗng cà phê mật ong. Trộn đều.
  • Ăn một thìa cà phê hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

7. Măng tây

Măng tây chứa các hợp chất giúp cải thiện tinh thần và chống trầm cảm. Hàm lượng folate cao giúp tăng cường chức năng của não. Vitamin E trong măng tây còn sản sinh chất serotonin giúp ổn định tâm trạng của bạn.

  • Ăn măng tây tươi bằng cách hấp hoặc nướng, 5 lần một tuần để có kết quả tốt.
  • Bạn cũng có thể dùng một thìa cà phê bột rễ măng tây. Sau đó uống một ly nước. Dùng mỗi 1 lần ngày để chiến thắng trầm cảm.

Quan trọng hơn cả là sự thông cảm, thấu hiểu và động viên của gia đình và bạn bè. Nếu ai đó trong nhà đang bị trầm cảm, đừng nên hỏi họ tại sao hay cố gắng đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hãy lắng nghe và thấu hiểu những cảm giác, khó khăn mà họ đang trải qua. Cho họ thấy rằng họ không hề đơn độc. Nếu tình trạng kéo dài dai dẳng, hãy tìm đến bác sĩ để có những lời khuyên và được chữa trị tốt nhất.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}