ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm Ở Trẻ Em Cần Đề Phòng Ngay

Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh truyền nhiễm bao gồm: sốt xuất huyết, sởi, cúm A, viêm đường hô hấp và tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng trở lại trong những tuần gần đây. Ba mẹ cần lưu tâm ngay đến những triệu chứng của bệnh, bình tĩnh nhận diện đúng để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.

5 Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm Ở Trẻ Em Cần Đề Phòng Ngay

KHÔNG CHỈ TAY CHÂN MIỆNG, CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM KHÁC CŨNG ĐANG BẮT ĐẦU VÀO MÙA VÀ ĐE DỌA ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TRẺ! 

Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất cho con trong mùa dịch bệnh chính là:

  • RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN với nước và xà bông;
  • Tiêm ngừa vaccine đầy đủ;
  • Hạn chế đến khu vui chơi, chỗ đông người;
  • Chỉ nên đưa con đến trường hoặc những nơi công cộng khi con hoàn toàn khỏi bệnh nhằm hạn chế lây lan cho các bé khác.

CÁC TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA 5 BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM Ở TRẺ EM:

1. SỐT XUẤT HUYẾT

  • TRIỆU CHỨNG NGHI NGỜ: sốt, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, đau sau hốc mắt, xuất huyết da niêm (có thể xuất hiện vào những ngày đầu tiên hoặc sau khi hết sốt).
  • TRIỆU CHỨNG CẦN KHÁM NGAY: lừ đừ, tay chân lạnh vả mồ hôi, ói nhiều, đau bụng, chảy máu bất kỳ.

2. BỆNH SỞI

  • TRIÊU CHỨNG NGHI NGỜ: sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng, đỏ mắt, phát ban.
  • TRIỆU CHỨNG CÀN KHÁM NGAY: sốt cao, đừ, ho nhiều, thở mệt, đau tai, nhức đầu, quấy khóc nhiều, co giật.

3. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

  • TRIỆU CHỨNG NGHI NGỜ: sốt đau họng, khó chịu, biếng ăn. Sau 1-2 ngày xuất hiện những vết loét trong miệng, sẩn hồng ban lòng bàn tay, bàn chân. Các sẩn hồng ban cũng có thể xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, mông và vùng sinh dục. 
  • TRIỆU CHỨNG CẦN KHÁM NGAY: sốt cao không hạ, đừ, thở mệt, tim nhanh, ói nhiều, giật mình chới với, yếu tay chân, đi đứng loạng choạng.

4. BỆNH CÚM

  • TRIỆU CHỨNG: sốt, ho, viêm họng, chảy mũi, nhức mỏi cơ thể, đau đầu.

5. BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP DO VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP RSV (Respiratory Syncytial Virus)

  • TRIỆU CHỨNG NGHI NGỜ: sốt, chảy mũi, hắt hơi, ho.
  • TRIỆU CHỨNG CẦN KHÁM NGAY: sốt cao, đừ, ho nhiều, thở mệt, ăn bú kém.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}