ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

XÉT NGHIỆM IGE ĐẶC HIỆU 72 DỊ NGUYÊN – TRUY TÌM CĂN NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG

Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những phản ứng kì lạ mà không rõ nguyên nhân, đừng ngần ngại kiểm tra với “Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên” để tìm ra giải pháp cho vấn đề sức khỏe của mình!

XÉT NGHIỆM IGE ĐẶC HIỆU 72 DỊ NGUYÊN – TRUY TÌM CĂN NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG

Dị ứng là một phản ứng miễn dịch quá mức với những chất không gây hại. Khi hệ miễn dịch của bạn nhầm lẫn những chất này là mối đe dọa và tạo ra kháng thể IgE để "chiến đấu" với chúng, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng của dị ứng.  

Các chất vô hại có thể gây phản ứng dị ứng được gọi là dị nguyên. Các dị nguyên phổ biến bao gồm: 

- Phấn hoa 

- Bụi nhà 

- Nấm mốc  

- Lông thú cưng 

- Một số thực phẩm như các loại hạt và hải sản 

Dị ứng thường có biểu hiện gì? 

Tùy loại dị ứng mà cơ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau. Đối với loại dị ứng có tăng IgE, triệu chứng có thể từ nhẹ như ngứa, hắt hơi đến nặng như hen suyễn hoặc thậm chí sốc phản vệ đe dọa tính mạng. Các biểu hiện có thể gặp của dị ứng tăng IgE: 

- Nghẹt mũi hoặc sổ mũi 

- Hắt hơi liên tục 

- Mắt ngứa, chảy nước 

- Nổi mề đay  

- Tiêu chảy hoặc nôn 

- Khó thở, ho hoặc thở khò khè 

- Tụt huyết áp 

Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên là xét nghiệm gì? 

Đây là xét nghiệm đo lượng kháng thể immunoglobulin E (IgE) trong máu. Nếu bạn bị dị ứng, lượng IgE trong máu thường cao hơn bình thường.  

Xét nghiệm này có thể được chỉ định để giúp hỗ trợ cho chẩn đoán dị ứng, cũng như kiểm soát một phần tình trạng bệnh nhờ thông tin mà kết quả xét nghiệm cung cấp.  

Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên bao gồm những gì? 

-IgE toàn phần: đo tổng lượng IgE trong máu. 

-IgE đặc hiệu với từng dị nguyên: đo lượng IgE với một chất gây dị ứng cụ thể.  

Xét nghiệm này sẽ kiểm tra 72 chất gây dị ứng thường gặp.  

Kết quả xét nghiệm cho biết điều gì? 

- IgE toàn phần cao: bạn có thể bị dị ứng, nhưng không biết dị ứng cụ thể với chất gì. 

- IgE đặc hiệu cho một chất cao: bạn có thể dị ứng với chất đó. 

Nếu kết quả dương tính, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến chuyên khoa dị ứng hoặc đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. 

Có lưu ý gì về xét nghiệm dị nguyên không? 

Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có nồng độ IgE đặc hiệu cho một chất nào đó cao, nhưng trên thực tế bạn lại không có triệu chứng gì khi tiếp xúc hay ăn chất này. Hiện tượng này được gọi là dương tính giả. Do đó việc diễn giải kết quả xét nghiệm IgE đặc hiệu cần phải được thực hiện bởi bác sĩ, sau khi kết hợp chặt chẽ với tiền sử dị ứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. 

Hiếm khi xét nghiệm máu cho thấy bạn không bị dị ứng khi thực tế bạn bị (còn được gọi là âm tính giả). 

Xét nghiệm máu tìm IgE đặc hiệu không phải là xét nghiệm duy nhất để kết luận bạn có dị ứng hay không. Nếu cần, bạn sẽ có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm khác (như xét nghiệm dị ứng trên da) hoặc các nghiệm pháp khác.  

Quá trình xét nghiệm thế nào? 

Nhân viên y tế sẽ lấy máu từ tĩnh mạch ở cánh tay bạn. Bạn có thể cảm thấy hơi đau nhói khi kim chích vào. Quy trình này mất khoảng vài phút.  

Cần chuẩn bị gì không? 

Bạn không cần nhịn ăn hoặc chuẩn bị gì đặc biệt trước khi thực hiện xét nghiệm này.  

Nếu người thực hiện xét nghiệm là trẻ em, ba mẹ nên chuẩn bị tinh thần và giải thích  trước với bé về quy trình và sự cần thiết của xét nghiệm, bạn có thể ở bên cạnh con trong suốt quá trình lấy máu để trấn an tinh thần con.  

Có rủi ro gì không? 

Bạn có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím chỗ kim chích.  

Danh sách 72 dị nguyên được kiểm tra trong xét nghiệm 

Allergen     

Allergen     

Total IgE / IgE toàn phn 

Tuna/ Salmon / Cá ng 

House dust / Bi nhà 

Plaice/ Anchovy/ 
Alaska Pollock / Cá chim, cá cơm 

Mt nhà D. pteronyssinus 

Lobster/ Pacific squid / Tôm hùm / Mc Thái Bình Dương 

Mt nhà D. farinae 

Eel / Lươn 

Cat epithelium & dander / Biu mô và lông mèo 

Blue mussel/ Oyster/ 
Clam/ Scallop / Vm xanh/ Nghêu/ Sò/ Hàu 

Dog dander / Lông chó 

Silkworm pupa / Nhng tm 

Egg white / Lòng trng trng 

Pork / Tht heo 

Milk / Sa bò 

Beef / Tht bò 

Cockroach / Gián 

Chicken / Tht gà 

Peanut / Đậu phng 

Lamb meat / Tht cu 

Soy bean / Đậu Hà Lan 

Cheese, cheddar type / Phô mai 

Wheat / Lúa mì 

Barley / Lúa mch 

Alder / G trăn 

Rice / Go 

Birch / G phong vàng 

Buckwheat / Kiu mch 

Oak / G si 

Yeast, baker’s / Nm men bánh mì 

Common ragweed / C phn hương 

Corn / Bp 

Japanese hop / Hoa bia Nht Bn 

Carrot / Cà rt 

Mugwort / Cây ngi cu 

Potato / Khoai tây 

Nm Alternaria alternata 

Garlic/ Onion / Ti, hành tây 

Nm Cladosporium herbarum 

Celery / Cn tây 

Nm Aspergillus fumigatus 

Cucumber / Dưa chut 

Crab / Cua 

Tomato / Cà chua 

Shrimp / Tôm 

Citrus mix / Cam, chanh 

Mackerel / Cá thu 

Strawberry / Dâu tây 

Cultivated rye / Lúa mch đen 

Kiwi/ Mango/ Banana / Kiwi, xoài, chui 

CCD / D nguyên phn ng chéo 

Sweet chestnut / Qu d thơm 

Peach / Đào 

Walnut / Qu óc chó 

Apple / Táo 

Hazel nut / Ht ph 

Sesame / Ht mè (vng) 

Almond/Pine nut/ 
Sunflower / Ht hnh nhân, thông, hướng dương 

Codfish / Cá tuyết đen (cá mè) 

Cacao / Ca cao 

Bài viết gần đây/mới

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!
Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}