ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tại sao con ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón?

Mẹ dùng các nhiều biện pháp cũng như sản phẩm khác nhau để cải thiện nhưng con vẫn không đỡ, kể cả “cho ăn thật nhiều rau” nhưng con vẫn bón như thường. Tại sao lại như vậy?

Tại sao con ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón?

Hỏi 10 mẹ thì đến 11 mẹ có con bị TÁO BÓN - BIẾNG ĂN.

Mẹ dùng các nhiều biện pháp cũng như sản phẩm khác nhau để cải thiện nhưng con vẫn không đỡ, kể cả “cho ăn thật nhiều rau” nhưng con vẫn bón như thường. Tại sao lại như vậy?

Sau đây là những nguyên nhân tại sao trẻ đã ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón?

1. Chế độ ăn uống

Khi trẻ đã ăn đủ chất xơ nhưng trẻ vẫn bị bón thì cần kiểm tra lại trong chế độ ăn có những thức ăn khác có thể gây táo bón như thực phẩm chế biến sẵn, uống quá nhiều sữa, ăn uống nhiều đồ ngọt… Hầu hết trẻ bị táo bón thường uống không đủ nước.

Ngoài ra, bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống ví dụ khi trẻ chuyển từ sữa mẹ, sữa công thức sang sữa bò hoặc giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng có thể gây xáo trộn đối với hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến táo bón.

2. Sợ đi vệ sinh

Trẻ khi bị táo bón thường “đau” khi đi tiêu và gây tâm lý “sợ đi tiêu” và trẻ sẽ “nhịn đi tiêu”.

Chính điều này tao thành vòng lẩn quẩn làm cho táo bón ngày càng nặng hơn.

Phân tích tụ lâu ngày càng bị khô và cứng, làm việc đi tiêu càng khó khăn.

3. Lười vận động thể chất

Tập thể dục hàng ngày giúp nhu động của ruột tốt, các chất được lưu chuyển trong ruột một cách dễ dàng hơn, giảm nguy cơ thức ăn bị tích tụ lại ở đại tràng gây táo bón.

4. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như giảm đau, dị ứng, kháng sinh hoặc các chất bổ sung như sắt, canxi có thể dẫn đến táo bón.

5. Bệnh lý

Khi trẻ bị bệnh có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ, thiếu nước dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, có thể trẻ có những bệnh lý gây táo bón như: phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, dị ứng đạm sữa bò, bất thường hậu môn trực tràng… cần được khám để loại trừ.

6. Chất xơ có phù hợp?

Chất xơ trong nhóm rau củ quả giúp tăng thể tích và làm mềm phân, giúp phân dễ dàng được đào thải ra bên ngoài.

Chất xơ có hai loại, loại hòa tan trong nước và loại không hòa tan: chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa, lên men và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng; Còn chất xơ không hòa tan giúp phân đào thải nhanh hơn qua đường ruột.

Thông thường các loại rau củ quả đều chứa cả 2 loại chất xơ này nhưng ở các tỷ lệ khác nhau.

Nếu ăn quá nhiều chất xơ có thể tăng nguy cơ tắc phân ở những trẻ "nhịn đi tiêu" làm cho táo bón càng trầm trọng hơn.

Vì vậy trẻ cần được đưa khám và hướng dẫn điều trị táo bón đúng cách.

Tác giả: Ths. Bs. Lê Thị Kim Dung - Chuyên Khoa Nhi Phòng khám CarePlus

---

Mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn không hết táo bón. Hãy chia sẻ với bác sĩ CarePlus để cùng tìm ra nguyên nhân, được tư vấn chi tiết, hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị hiệu quá nhất.

Gói khám táo bón chuyên sâu cho trẻ tại CarePlus - Chỉ 620,000đ.

Gọi 1800 6116 để đặt hẹn ngay hôm nay

Bài viết gần đây/mới

CẠO VÔI RĂNG: GIẢI PHÁP NHỎ - LỢI ÍCH LỚN CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
cạo vôi răng định kỳ 6 –12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khám phá công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm tại CarePlus, giúp loại bỏ mảng bám tận gốc, cho răng sáng khỏe

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

BỆNH CÚM KHÔNG CHỪA MỘT AI - HIỂU ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH
Đã từng có một số đợt bùng phát cúm lan rộng (gọi là đại dịch), dẫn đến tử vong của nhiều người trên toàn thế giới. Các đợt bùng phát này xảy ra khi các chủng virus cúm mới hình thành (thường từ lợn hoặc chim) và con người bị nhiễm bệnh vì họ không có khả năng miễn dịch với các loại virus này.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?
Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}