ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Thai phụ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch COVID-19?

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra, thai phụ cần phải biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và thai nhi.

Thai phụ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch COVID-19?

18/08/2021 10:40:42 SA

6 điều thai phụ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch COVID-19

Lời khuyên từ PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan - Trưởng Khoa Y ĐH Y Dược TP.HCM, trưởng BM Phụ sản

  1. Duy trì các buổi hẹn thăm khám sức khỏe trong và sau thai kỳ. Luân tuân thủ 5K
  2. Khi có dấu hiệu nguy hiểm: Báo ngay cho bác sĩ sản khoa hoặc đến cơ sở y tế có chức năng chăm sóc thai sản. Luân tuân thủ 5K
  3. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực: Báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
  4. Trao đổi với bác sĩ sản khoa về các mong muốn khi đi sinh.
  5. Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 theo quy định hiện hành của Bộ Y Tế Việt Nam.
  6. Trường hợp mắc COVID-19: thai phụ không nên hoảng sợ mà cần tuân thủ điều trị COVID-19 theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định.

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về vắc-xin COVID-19 đối với Phụ nữ mang thai

Câu hỏi 1: Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 đối với phụ nữ có thai? Và vaccine có vai trò như thế nào đối với phụ nữ có thai?

Phụ nữ mang thai khi mắc COVID-19 có nguy cơ diễn tiến nặng như sau:

+ suy hô hấp nặng

+ nguy cơ nhập hồi sức

+ phải sử dụng ECMO

Nguy cơ gặp biến chứng lên thai kỳ khi mắc COVID-19:

+ tiền sản giật

+ sinh non

+ thai chậm tăng trưởng trong tử cung

+ sanh mổ thay vì sanh đẻ

Do đó, phụ nữ mang thai là đối tượng nên ưu tiên tiêm vaccine để bảo vệ sức khoẻ phụ nữ, thai nhi và cộng đồng. Phụ nữ cho con bú có thể tiêm vaccine COVID-19, kháng thể sinh ra có thể qua sữa mẹ, từ đó bảo vệ cho bé.

Câu hỏi 2: Theo nghiên cứu trên thế giới, việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai diễn ra như thế nào?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine như người bình thường. Chưa ghi nhận tăng các nguy cơ có vấn đề bất thường nào đối với phụ nữ và thai nhi so với người phụ nữ không mang thai. Theo quyết định 3802/QĐ-BYT của Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được tiêm vaccine tại cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu Sản khoa, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Câu hỏi 3: Một số sản phụ vẫn rất lo lắng về việc tiêm vaccine có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của họ, đến sức khỏe của họ và thai nhi. Lời khuyên của BS dành cho các sản phụ?

+ Vaccine COVID-19 được sử dụng trên thế giới từ tháng 12-2020, cho đến nay chưa đến 1 năm. Do đó, chưa có đủ các dữ liệu để đánh giá về mức độ an toàn về lâu dài.

+ Cho đến nay, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ, dữ liệu ghi nhận trên hơn 130.000 phụ nữ có thai tại thời điểm tiêm chủng vaccine COVID-19, chưa phát hiện các tác dụng phụ, biến chứng và tác hại nào đặc biệt của vaccine COVID-19 trên phụ nữ mang thai. Do đó, phụ nữ mang thai cần được tư vấn đầy đủ, đánh giá các lợi ích và nguy cơ để quyết định tiêm vaccine.

+Các nước trên thế giới hiện nay đều khuyến cáo tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, đặc biệt tại các khu vực dịch đang bùng phát mạnh.

+ Ngoài việc đánh giá và theo dõi thai, phụ nữ mang thai tiêm vaccine cũng được theo dõi sau tiêm như các trường hợp khác. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam ký ngày 10-8-2021, tiêm ngừa vaccine COVID-19 được thực hiện cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Các phụ nữ mang thai và cho con bú chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V. Khi đến tiêm vaccine, các phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ được khám sàng lọc để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Câu hỏi 4: Virus SARS-CoV-2 có lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai không?

Hiện nay chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Đồng thời, chưa có bằng chứng mẹ nhiễm virus trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh và chưa có bằng chứng về sự liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 và tình trạng sảy thai.

Đến thời điểm hiện tại, không tìm thấy bằng chứng virus hoạt động trong nước ối hay trong sữa mẹ.

Bài viết gần đây/mới

CẠO VÔI RĂNG: GIẢI PHÁP NHỎ - LỢI ÍCH LỚN CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
cạo vôi răng định kỳ 6 –12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khám phá công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm tại CarePlus, giúp loại bỏ mảng bám tận gốc, cho răng sáng khỏe

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

BỆNH CÚM KHÔNG CHỪA MỘT AI - HIỂU ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH
Đã từng có một số đợt bùng phát cúm lan rộng (gọi là đại dịch), dẫn đến tử vong của nhiều người trên toàn thế giới. Các đợt bùng phát này xảy ra khi các chủng virus cúm mới hình thành (thường từ lợn hoặc chim) và con người bị nhiễm bệnh vì họ không có khả năng miễn dịch với các loại virus này.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?
Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}