ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Ung thư vú 100% có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm

Theo báo cáo ghi nhận ung thư toàn cầu Globo Cancer 2020, tại Việt Nam, trong số ung thư ở nữ, số người mới mắc ung thư vú đứng hàng thứ nhất, với 21.555 người, chiếm 25.8%, tính theo cả hai giới đứng hàng thứ ba (sau ung thư gan và ung thư phổi).

Ung thư vú 100% có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm

14/07/2021 3:24:21 CH

Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u này có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, so với các bệnh Ung thư khác, Ung thư vú may mắn là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ngay từ sớm.
👩‍⚕👩‍⚕ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ BẰNG CÁCH NÀO?
1⃣ Tự khám vú tại nhà:
Tự khám vú tại nhà được Tổ Chức Y Tế Giới khuyến cáo là một trong 3 phương pháp tầm soát ung thư vú đơn giản, hiệu quả, chi phí tiết kiệm. Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên, hàng tháng nên tự khám vú sau chu kỳ kinh nguyệt 7-10 ngày (chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh).
  • Bước 1 - Nhìn: Cởi áo ra, ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương với tư thế xuôi hai tay và quan sát tuyến vú 2 bên. Tìm xem những dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, hình dạng và sự đối xứng của 2 vú, da vú dúm dó, lõm xuống, nổi sẩn.
  • Bước 2: Hai cánh tay dang rộng, bàn tay để sau đầu. Tìm các dấu hiệu bất thường của vú như bước đầu tiên
  • Bước 3 - Khám: Nằm ngửa trên giường, đưa tay trái ra sau gáy, dùng tay phải khám ngực trái. Dùng 3 ngón tay xòe thẳng, vừa ấn nhẹ lên bầu vú, vừa xoay tròn tìm khối u hoặc mảng dày bất thường. Bắt đầu từ trong núm vú di chuyển theo hình xoắn ốc
  • Bước 4 - Khám nách: Di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách tìm u cục, hạch bất thường
  • Bước 5 - Kiểm tra núm vú: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ đầu núm vú xem có dịch bất thường chảy ra hay không. Khám tương tự với vú còn lại.
👉👉 Xem thêm video ‘Hướng dẫn tự khám vú’ để được hướng dẫn cụ thể hơn: https://www.youtube.com/watch?v=e0Pv8RwTZD4
2⃣ Tầm soát ung thư vú định kỳ tại các cơ sở y tế đáng tin cậy
🌸 Đối với Phụ nữ dưới 40 tuổi:
Nên định kỳ đến khám vú tại các cơ sở y tế đáng tin cậy từ 1-3 năm một lần. Tại đây, các chị em sẽ được bác sĩ thực hiện thăm khám kết hợp với siêu âm tuyến vú, giúp phát hiện các tổn thương bất thường ở tuyến vú ngay cả khi chưa sờ thấy khối u.
🌸 Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên:
Cần định kỳ đến khám mỗi năm một lần vì phụ nữ càng lớn tuổi nguy cơ mắc ung thư vú sẽ càng cao. Khi thăm khám, ngoài siêu âm tuyến vú, phụ nữ trên 40 tuổi sẽ được bác sĩ khuyến cáo thực hiện thêm ‘chụp nhũ ảnh’. Chụp nhũ ảnh là tiêu chuẩn vàng của sàng lọc ung thư vú, đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên biệt, giúp phát hiện các bất thường ở vú ngay từ rất sớm.
🌸 Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao, như đã từng xạ trị vùng ngực, gia đình có người bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, mang gen hoặc mắc một số hội chứng di truyền (thường gặp trong các hội chứng liên quan ung thư tử cung, buồng trứng và đại tràng), hoặc bản thân bị u vú, ung thư vú đã điều trị thì cần đi khám sớm hơn.
NCCN và ACS khuyến cáo phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao do yếu tố đột biến gen hoặc có người thân trong gia đình ung thư vú cần được tầm soát ung thư vú bắt đầu ở độ tuổi từ 25-30 tuổi, thăm khám mỗi 6-12 tháng, bằng chụp nhũ ảnh kết hợp với MRI vú.
🌸 Đối với phụ nữ dặt túi implants, vẫn có thể tầm soát ung thư vú bằng chụp nhũ ảnh, tuy nhiên bạn cần thông báo với nhân viên y tế về vấn đề này vì kỹ thuật chụp sẽ có một chút thay đổi.
-----
🏥 Tại CarePlus, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa ung bướu tận tâm và giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại, như máy chụp nhũ ảnh kỹ thuật số dòng DMX-600 (Xuất xứ Hàn Quốc) với số lượng tia phát xạ phát ra rất thấp nên hầu như không gây tác hại hoặc ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}