ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

KIẾN BA KHOANG VÀO MÙA - NHẬN BIẾT & ĐỀ PHÒNG “VIÊM DA”

Khác với các loại kiến thông thường, kiến ba khoang khi tấn công sẽ tạo nên ‘’Viêm da’’ và nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm da nặng hơn, thậm chí nhiễm khuẩn và loét. Những người bị "đốt" thực ra là do tiếp xúc với dịch tiết của kiến. Vậy cần làm gì để phòng ngừa bị viêm da do kiến ba khoang đốt đặc biệt trong mùa mưa này và điều trị như thế nào là đúng cách?

KIẾN BA KHOANG VÀO MÙA - NHẬN BIẾT & ĐỀ PHÒNG “VIÊM DA”

"Kiến ba khoang" là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong thời tiết giao mùa hiện tại. Người dân sống trong các căn hộ chung cư và sinh viên ở ký túc xá là đối tượng bị kiến ba khoang tấn công mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ và tư vấn của Ths.BS. Nguyễn Đoan Quỳnh – Chuyên khoa Da liễu - Hệ thống phòng khám CarePlus để nắm được cách phòng ngừa và xử lý viêm da do kiến ba khoang gây ra nhé! 

Kiến ba khoang gây “viêm da” như thế nào? 

Khi thời tiết vào thu, sau những trận mưa lớn, thời tiết ẩm ướt cũng là lúc nhiều số bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang tăng cao. Chúng có đặc tính bị thu hút bởi ánh sáng đèn buổi tối và có thể bay trên cao, do đó chúng dễ di chuyển vào những căn hộ tầng cao bật đèn, mở cửa ở chung cư. 

Khác với các loại kiến thông thường, kiến ba khoang khi tấn công sẽ tạo nên ‘’Viêm da’’ và nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm da nặng hơn, thậm chí nhiễm khuẩn và loét. Những người bị "đốt" thực ra là do tiếp xúc với dịch tiết của kiến.  

Dịch tiết của kiến ba khoang có chất pederin - là một amid, độc tố cao gấp 12 lần so với nọc độc của rắn độc ở vùng nhiệt đới. Chất độc của kiến ba khoang khiến vùng bị tiếp xúc phồng rộp, đau rát kéo dài 1-3 tuần, nếu gãi trầy xước sẽ gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe, không ngoại trừ người lớn hay trẻ nhỏ. Một số biểu hiện viêm da thường gặp mà bạn nên chú ý: 
-  Da có vệt đỏ, nền hơi cộm theo chiều vệt đỏ, dài khoảng 1 - 5cm, rộng khoảng 3 - 10mm, trên đó có mụn nước và phỏng nước ở giữa, có vùng hơi lõm như 1 vật hình tròn hoặc bầu dục áp vào, có cảm giác bỏng rát tại chỗ; 

-  Bạn có thể bị sốt, khó chịu, mệt mỏi, nổi hạch ở vùng tương ứng với khu vực bị tổn thương; 

-  Nếu tổn thương trên diện rộng, có thể bị sốt, đau dây thần kinh, đau khớp, nôn ói; 

Cách phòng tránh kiến ba khoang là gì? 

Kiến ba khoang thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Vì vậy nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, tránh đứng dưới bóng đèn sáng trong nhà, nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn thì cần tránh xa chúng. 

ThS.BS. Nguyễn Đoan Quỳnh cũng chia sẻ một số cách phòng tránh và lưu ý khi phát hiện kiến ba khoang trong nhà, bên cạnh việc giữ vệ sinh nơi ở. 

  • Đặc điểm loài kiến này thường không tấn công người, nhưng dễ tiết ra chất độc trong các tình huống như người cố tình đập chết kiến khi chúng bò trên da, vô tình chà xát khi chúng bám trên quần áo, khăn lau… Vì thế đừng bóp hay nghiền nát kiến ba khoang, như thế sẽ làm dịch độc của nó vỡ ra. Hãy dùng giấy ăn, bắt và cuộn chúng lại trong nhiều lớp và bỏ vào thùng rác. 

  • Khi thấy kiến bò trên da người hoặc đồ dùng, cách tốt nhất là thổi chúng bay chỗ khác để tránh dịch độc dính vào. Đồng thời nên xịt thuốc diệt hoặc bẫy côn trùng ở các chân tường, ban công, bệ cửa sổ, cửa ra vào để ngăn kiến bò vào nhà.  

  • Cửa sổ cần đóng kín vào buổi tối, lắp cửa lưới hoặc buông rèm che ánh sáng thu hút kiến ba khoang. 

Cần làm gì nếu tiếp xúc với kiến ba khoang? 

- Không dùng tay giết, miết kiến để tránh dịch chất pederin tiếp xúc với da. 

- Nếu phát hiện có kiến ba khoang đang ở trên da, nhẹ nhàng thổi đi hoặc dùng một tờ giấy phẳng, lớn vừa đủ để đưa kiến từ da qua tờ giấy rồi đem vứt. 

- Nếu phát hiện vô ý tiếp xúc với kiến ba khoang, cần ngay lập tức rửa vùng da tiếp xúc với nước sạch và xà phòng nhẹ. Có thể đắp mát trong khoảng 15p và đến cơ sở y tế sau đó để được xử trí tiếp.   

- Nếu phát hiện có kiến ba khoang trong quần áo, khăn, vật dụng, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với đồ vật đó, đem đồ vật đi rửa sạch để tránh dính dịch chất pederin lên da. 

Nếu có bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy chủ động đặt lịch thăm khám sớm tại CarePlus để được các y bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán và can thiệp sớm. 

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}