ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Trẻ không bị ốm do nằm điều hòa! 12 lưu ý ba mẹ cần nhớ khi sử dụng điều hòa cho bé yêu

Những ngày nay, thời tiết chuyển sang nắng nóng khá nhanh, tạo điều kiện thuận lợi một số loại sinh vật gây bệnh phát triển, nhất là các bệnh đường hô hấp và cả bệnh tay chân miệng,...dẫn đến số lượng trẻ bị ốm cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khi trẻ bị ốm nhiều ba mẹ lại lo lắng và quy nguyên nhân bé bị bệnh do nằm máy lạnh nhiều. Vậy, trẻ bị ốm có phải do nằm điều hòa không và ba mẹ cần lưu ý điều gì khi sử dụng điều hòa cho bé yêu trong điều kiện thời tiết nắng nóng này?

Trẻ không bị ốm do nằm điều hòa! 12 lưu ý ba mẹ cần nhớ khi sử dụng điều hòa cho bé yêu

Khi bé bị ốm, nhiều ba mẹ lo lắng: 

- Bé hay bị bệnh có phải do nằm máy lạnh hay không?

- Đang ho vậy đó, có được tiếp tục nằm máy lạnh và nhiệt độ ra sao?

- Hay cắt cái máy lạnh luôn rồi nằm quạt cho lành????

Lời khuyên là: có sao xin để yên vậy, nếu bình thường bé ngủ kèm điều hòa thì con đã quen và cảm thấy dễ chịu thì sẽ ngủ ngon, khi bệnh, cơ thể đã mệt mỏi khó chịu, kèm theo thời tiết nóng bức lại cắt đi nguồn mát lạnh yêu thương này thì làm sao con ngủ yên được....

12 lưu ý ba mẹ cần nhớ khi sử dụng điều hoa cho bé yêu 

1. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn và virus chứ không phải là do nằm máy lạnh, tuy nhiên khi sử dụng máy lạnh, không khí lạnh và giảm độ ẩm làm niêm mạc hô hấp bị khô và dễ mắc một số các bệnh hô hấp hơn và có thể kích thích bé ho nhiều hơn.

2. Phòng máy lạnh đóng kín liên tục, không lưu thông không khí, máy lạnh không vệ sinh định kỳ là môi trường lý tưởng để phát triển vi sinh vật gây bệnh.

3. Nhiệt độ chênh lệnh trong phòng và môi trường bên ngoài khoảng 7-8 độ là phù hợp, nhiệt độ khoảng 25-26 độ là chấp nhận được (đây là nhiệt độ phòng, không phải là nhiệt độ của máy lạnh).

4. Không nên mở máy lạnh cả ngày, ban ngày nên mở cửa sổ thông thoáng để lưu thông không khí.

5. Nếu phải dùng máy lạnh liên tục, khoảng 3 đến 4 giờ nên mở cửa phòng hoặc quạt hút cho lưu thông không khí.

6. Ban đêm khi nhiệt độ giảm dần nên tắt máy lạnh hoặc tăng nhiệt độ phòng lên 1-2 độ.

7. Không để hơi máy lạnh phà trực tiếp vào người trẻ.

8. Trước khi cho trẻ từ phòng máy lạnh ra ngoài nên mở cửa cho bé quen dần với môi trường bên ngoài khoảng 3 đến 5 phút.

9. Cho bé uống đủ nước.

10. Làm sao biết nhiệt độ phù hợp với trẻ: cổ và người bé không ra mồ hôi và lòng bàn tay, lòng bàn chân bé ấm là nhiệt độ phù hợp với con.

11. Nhiều ba mẹ cho bé nằm máy lạnh nhưng lại mặc tã và quần áo dày làm cho trẻ nóng thêm, vì thế chỉ nên cho bé mặc áo quần dài tay nhưng thoáng và mỏng.

12. Nếu bé đang ho mà vào phòng lạnh làm bé khó chịu hơn có thể tăng thử nhiệt độ phòng để bé cảm thấy đỡ khó chịu... tuy nhiên nếu tắt máy lạnh và mở cửa thông thoáng bé dễ chịu hơn thì nên chiều theo nhu cầu của bé.

Tài liệu tham khảo

www.cdc.gov.vn

Ba mẹ có nhu cầu đăng ký thăm khám cho bé, vui lòng liên hệ Free Hotline 18006116, hoặc đặt hẹn tại website www.careplusvn.com
 
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS
Thành viên Singapore Medical Group
  • Chi nhánh 1: Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

 

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}