ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

TRẺ KÉM HẤP THU, CHẬM TĂNG CÂN - NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI!

Trẻ hấp thụ thức ăn kém xảy ra khi cơ thể trẻ không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá vào máu. Từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng, cụ thể là các loại vitamin, khoáng chất, protein... ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

TRẺ KÉM HẤP THU, CHẬM TĂNG CÂN - NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI!

Nhiều phụ huynh băn khoăn khi gặp tình trạng dù đã tẩm bổ cho con nhiều chất dinh dưỡng nhưng con không tăng cân và chiều cao không phát triển trong một thời gian rất dài, thậm chí còn giảm cân và suy dinh dưỡng. Hiện tượng này khiến không ít bậc phụ huynh mất ăn mất ngủ vì lo lắng cũng như không biết nên giải quyết như thế nào là hợp lý. 

Hãy cùng ThS. BS. Lê Thị Kim Dung - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé! 

Thế nào là hội chứng kém hấp thu ở trẻ? 

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ được hiểu là khi trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa lại không thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng, cụ thể là các loại vitamin, khoáng chất, protein... ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 

Bình thường, các men tiêu hoá ở bề mặt thành ruột sẽ giúp biến đổi các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành các phần tử nhỏ hơn, các phân tử này có thể qua được thành ruột vào máu đến nuôi dưỡng các tế bào, cơ quan và thực hiện các chức năng để duy trì sự sống, xây dựng và phát triển cơ thể. Do đó, trẻ hấp thụ thức ăn kém xảy ra khi cơ thể trẻ không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá vào máu. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc hội chứng kém hấp thu 

Bố mẹ có thể nhận biết hội chứng kém hấp thu ở trẻ dựa vào các biểu hiện sau: 

  1. Đi tiêu phân lỏng, có mùi tanh: Phân của trẻ bị kém hấp thu thường có dạng lỏng, màu sáng và có mùi khá khó chịu. Trẻ nhỏ đi tiêu phân lỏng, mùi rất tanh. Đối với trẻ lớn, bố mẹ quan sát trong bồn cầu có váng nổi trên mặt nước do mỡ không hấp thu. 

  1. Chậm tăng trưởng cân nặng lẫn chiều cao: Trẻ không tăng cân và chiều cao không phát triển trong một thời gian dài, thậm chí còn giảm cân và suy dinh dưỡng. 

  1. Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu đi kèm với nôn hoặc nôn trớ: Trẻ thường xuyên bị đau bụng, cảm giác đầy bụng và khó tiêu hóa thức ăn. 

  1. Tính chất phân thay đổi: Phân của trẻ bị kém hấp thu có thể nhạt màu, chứa nhiều mặc thậm chí còn có thức ăn chưa tiêu hóa hết 

  1. Trẻ xanh xao, ốm yếu chậm tăng cân, suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển chiều cao. 

  1. Sút cân, mệt mỏi, kém linh hoạt. 

  1. Giảm khẩu vị, chán ăn hoặc không có cảm giác thèm ăn. 

  1. Trẻ có biểu hiện đau cơ, chuột rút do thiếu canxi, thiếu máu do thiếu sắt, đau cơ do thiếu vitamin B1. 

  1. Những trường hợp trẻ kém hấp thu kéo dài có thể phù do giảm protein máu, da khô… 

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc hội chứng kém hấp thu 

Trẻ bị kém hấp thu và chậm tăng cân có thể gặp những vấn đề sau: 

  • Chất lượng thức ăn: Trẻ cần được cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo đủ protein, vitamin và khoáng chất. 

  • Rối loạn tiêu hóa: Có thể do vấn đề về tiêu hóa, hấp thu thức ăn không hiệu quả. 

  • Bệnh lý: Một số bệnh như viêm đại tràng, dị ứng thức ăn, bệnh celiac có thể làm trẻ kém hấp thu. 

  • Rối loạn nội tiết: Ví dụ, thiếu hormone tăng trưởng, thiếu hormone tuyến giáp. 

  • Rối loạn tăng trưởng: Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu năng lượng. 

Xử lý và phòng tránh hội chứng kém hấp thu ở trẻ 

Khi phát hiện trẻ có triệu chứng kém hấp thu, bố mẹ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. 

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cân đối cho trẻ theo sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. 

  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng theo chỉ định. 

  • Xổ giun định kỳ cho trẻ. 

  • Tăng cường vận động: Khuyến khích trẻ vận động, tham gia các hoạt động thể chất để tăng sự co bóp của ruột giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn. 

Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ kém hấp thu, trẻ cần được thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bởi các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý và hiệu quả. 

Tại Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus quy trình khám, tư vấn, điều trị và chăm sóc dinh dưỡng được xây dựng một cách khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn theo sở thích và thói quen ăn uống của trẻ, hướng dẫn chế biến món ăn khoa học, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả hội chứng kém hấp thu ở trẻ. 

Bài viết gần đây/mới

Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi – Ba mẹ cần lưu ý biện pháp phòng ngừa!
Cách phòng ngừa bệnh Sởi hiệu quả là tiêm vaccine phòng bệnh - mũi 1 cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên - mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. Trong trường hợp có dịch Sởi bùng phát, bé có nguy cơ tiếp xúc với trẻ bị Sởi, phụ huynh cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để xem xét chỉ định tiêm ngừa sớm vaccine Sởi và có điều trị phù hợp nhằm ngăn ngừa biến chứng nặng.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG ÂM MÀ AI GIẢM CÂN CŨNG NÊN GHI NHỚ
Nguyên tắc cân bằng năng lượng âm là năng lượng ăn vào NHỎ hơn năng lượng tiêu hao, để cơ thể phải sử dụng chất béo dự trữ làm năng lượng. Nghĩa là nếu muốn giảm cân, bạn phải tạo ra sự thiếu hụt calo bằng cách ăn ít hơn, hoặc vận động nhiều hơn.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

CẢNH BÁO BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TĂNG NHANH Ở TP.HCM
Về tình hình chung của 20 tỉnh phía Nam, theo báo cáo của Viện Pasteur TP. HCM, tổng số ca mắc trong 19 tuần đầu năm 2024 là 13.495 ca, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 55% so với trung bình cùng kỳ 5 năm trước; số ca mắc những tuần gần đây của khu vực cũng đang gia tăng so với những tuần trước đó; đã có 01 ca tử vong.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

DÂN CHƠI THỂ THAO ĐỪNG CHỦ QUAN TRƯỚC CHẤN THƯƠNG CỔ CHÂN
Trong quá trình theo đuổi đam mê thể thao, nhiều người không may găp phải chấn thương từ nhẹ tới nghiêm trọng, tiêu biểu là chấn thương cổ chân - vùng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cơ thể.

CẦN BẢO VỆ HỆ RĂNG SỮA CHO TRẺ TỪ LÚC SƠ SINH
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ từ khi mới sinh là một trong những việc quan trọng mà ba mẹ nên quan tâm. Tham khảo ngay lời khuyên từ chuyên gia tại CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}