ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tips chăm sóc trẻ sơ sinh cho ba mẹ lần đầu lên chức

Lần đầu làm ba mẹ với chắc hẳn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. Hy vọng những chia sẻ dưới đây sẽ giúp ba mẹ cảm thấy an tâm hơn trên hành trình chăm sóc các thiên thần nhỏ.

Tips chăm sóc trẻ sơ sinh cho ba mẹ lần đầu lên chức

Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 2 tháng tuổi

  • Trẻ mới sinh có thể ngủ 16-20 tiếng mỗi ngày.
  • Không nên cho bé nằm gối đầu vì có thể làm gập đường thở của con. Để tốt nhất cho bé, mẹ có thể gấp chiếc khăn xô mỏng lại làm 2-4 lần để lót đầu cho con.
  • Tuyệt đối ko cho trẻ nằm sấp khi ngủ vì tăng nguy cơ đột tử. 
  • Nên tắt đèn lúc ngủ để trẻ dễ phân biệt ngày đêm. Chỉ mở đèn ánh sàng mờ khi cần quan sát chăm sóc trẻ buổi tối (như khi cho trẻ bú, thay tã,…)
  • Nên cho trẻ bú theo nhu cầu
  • Không cần thiết phải cho trẻ uống nước thêm từ sơ sinh cho tới 6 tháng tuổi.  
  • Nên mát xa cho trẻ sau mỗi lần tắm để trẻ phát triển hệ thống thần kinh và luyện tập cảm giác
  • Có thể tập cho trẻ nằm bụng 2-3 lần/ngày lúc con thức chơi. 
  • Có thể cho trẻ xem tranh đen trắng sớm để bồi dưỡng nhận thức cho con. Nhưng các mẹ lưu ý: cần để tranh cách mắt bé ít nhất là 20cm và mỗi tuần thì nên đổi 1 bức để trẻ có phản ứng trước sự thay đổi. 

Chăm sóc trẻ 2 - 4 tháng tuổi

  • Trẻ có thể ngủ 2-3 lần trong ngày.
  • Cho bé tập nhìn đồ vật và đưa mắt di chuyển theo đồ vật.
  • Có thể giới thiệu sách cho bé
  • Sử dụng gối thấp cho trẻ
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị màn hình (ti vi, điện thoại, ipad,..) cho tới lúc trẻ 18 tháng 
  • Tập cho trẻ cầm nắm đồ vật
  • Cho trẻ nghe âm nhạc
  • Có thể cho con tập bơi vì bơi có lợi cho khả năng miễn dịch, mở rộng dung tích phổi và còn tăng tính tự tin cho trẻ.

Chăm sóc trẻ 4 - 6 tháng tuổi

  • Có thể cho bé tập ăn dặm nhưng các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn khuyến khích các mẹ nên dùng sữa mẹ hoàn toàn nếu bé vẫn tăng trưởng tốt. 
  • Nếu cho bé tập ăn dặm thì lượng ăn dặm bổ sung cho trẻ không nên quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên thử 1-2 thìa và cần quan sát phản ứng của trẻ. Và khi trẻ đã quen rồi thì mới bắt đầu tăng từ từ lượng ăn lên. Lưu ý: tập cho trẻ ăn dặm từ ngọt đến mặn, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
  • Thời điểm này có thể trẻ đã mọc răng nên trẻ có thể khó chịu hoặc bị sốt.
  • Hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn và dạy bé tập nói những từ cơ bản như mẹ, bà, ba,…

Chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

  • Đây là thời điểm thích hợp nhất để tập cho bé ăn dặm theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. 
  • Nên tập cho bé tập ngồi trên ghế ăn dặm ngay từ khi bắt đầu
  • Không cho trẻ xem tivi, điện thoại,…trong lúc ăn hoặc ẵm đi ăn rong
  • Không nêm nếm bất kì gia vị nào cho tới khi trẻ 1 tuổi
  • Trong giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu thể hiện tính khí nhiều hơn và cũng rất dễ cáu gắt nên các mẹ cần học cách kiềm chế con.

Chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi

  • Chú ý tới chuyện mọc răng và vấn đề vệ sinh khoang miệng thật tốt cho trẻ.
  • Đọc truyện cho bé nghe và cho trẻ xem tranh nhiều màu sắc.
  • Bé yêu đã bắt đầu biết giả khóc để đòi thứ gì đó nên các mẹ cần theo dõi để biết được lúc nào con đang giả vờ khóc để điều chỉnh thái độ của mình, không để cho con hình thành thói quen khóc đòi.
  • Khi con giận dỗi vứt đồ chơi thì các mẹ cần phải điềm tĩnh, tránh nổi nóng mà cần nhẹ nhàng bảo ban con.
  • Trẻ rất dễ sợ người lạ vì thế các mẹ cần từ từ cho con tiếp xúc với người lạ và không nên nóng vội.

Chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

  • Tập cho con ăn thô hơn và tập thói quen dùng thìa xúc ăn và cầm cốc để uống nước.
  • Trẻ có khả năng lặp lại các động tác nên hãy dạy trẻ nhiều việc hơn.
  • Không nên “tiêm nhiễm” trẻ những nỗi sợ như là sợ ma, sợ ông ba bị vì khi lớn lên trẻ vẫn sẽ bị ám ảnh.

Chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

  • Không cho trẻ ăn những đồ ăn vặt không lành mạnh (bánh kẹo đồ ngọt).
  • Tránh để con chơi 1 mình ở chỗ cao vì sẽ tăng guy cơ té ngã. Luôn cần có người lớn giám sát lúc trẻ chơi để đảm bảo an toàn 

Chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi

  • Kiên quyết không cho trẻ ăn đồ ăn vặt trong vòng 2h trước bữa ăn chính và cần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.
  • Bố mẹ nên hình thành thói quen xem sách cùng bé.
  • Bồi dưỡng thêm sở thích cho trẻ như là cho trẻ nghe nhạc cổ điển 10-15 phút mỗi ngày hoặc chơi xếp hình hoặc cùng tìm kiếm đồ vật với con,…
  • Bố mẹ cũng nên chuẩn bị cho con 1 hòm hoặc 1 hộp đựng đồ chơi của riêng mình và nên dạy con cất đồ chơi mỗi khi chơi xong.

Chăm sóc trẻ 11 tháng tuổi

  • Bắt đầu cho trẻ một môi trường suy nghĩ độc lập.
  • Dù bố mẹ đã mua cho trẻ đồ chơi mới nhưng lúc đó con đang chơi đồ chơi cũ thì cũng không nên đưa đồ chơi mới ngay mà để khi nào trẻ tập trung chơi xong rồi và chuẩn bị cất đồ đi thì mới đưa.
  • Cùng xem sách các con vật và dạy con gọi tên các con vật.
  • Không sử dụng xe tập đi dạng tròn vì xe ko hỗ trợ trẻ biết đi sớm hơn mà còn tăng nguy cơ tai nạn.

Chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

  • Dạy con cách lật các trang sách và nhận biết các chữ số.
  • Dạy con nói nhiều từ hơn bằng cách gợi mở.Ví dụ như là: khi con muốn lấy cái cốc thì hãy hỏi con là muốn cái gì để cổ vũ con nói ra từ đó các bố mẹ nhé!
  • Tập cho con cai bú bình, thay vào đó cho con tập bú bằng ly, cốc
  •  Tập cai ti giả
  • Tập cho trẻ tự xúc ăn
  • Tập ăn cơm và các thức ăn thô nhiều hơn để phát triển kỹ năng nhai nuốt 
     

CarePlus nằm trong top các đơn vị chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho trẻ tại TP. HCM được rất nhiều ba mẹ tin cậy. Ngoài khám bệnh và tư vấn chuyên sâu các bệnh lý hô hấp, dinh dưỡng, tiêu hóa, nội tiết, huyết học, dậy thì sớm,… CarePlus còn là phòng khám đầu tiên xây dựng các gói khám tổng quát cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển: 0-2 tháng, 2-4 tháng, 4-6 tháng, 6-12 tháng, 1-6 tuổi, 6-10 tuổi, 10-16 tuổi. 

Tham khảo các gói khám tổng quát cho bé của CarePlus tại đây hoặc liên hệ free hotline 18006116

 

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}