ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Thói quen gây bệnh tiêu hóa ở dân văn phòng

Với tính chất công việc dày đặc, nhiều nhân viên văn phòng dễ có thói quen bỏ bữa, ăn trễ giờ hoặc giờ ăn không cố định. Một số thay đổi, mất cân bằng cũng có thể xảy ra với hệ vi sinh đường ruột khi nhịp độ ăn uống và sinh hoạt thường nhật thất thường. Hãy cùng CarePlus điểm danh các thói quen gây bệnh

Thói quen gây bệnh tiêu hóa ở dân văn phòng

21/02/2023 10:29:37 SA

Ăn uống không khoa học

Thói quen ăn uống không điều độ như thường xuyên bỏ bữa sáng, vừa ăn vừa làm việc, ăn uống không đúng giờ, nằm ngay sau ăn no... là những nguyên nhân gây bệnh về đường ruột, dạ dày. Bỏ bữa sáng thường xuyên gián tiếp gây ra những tổn thương ở dạ dày. Do cảm giác đói khiến dạ dày luôn co bóp, dịch vị tiết ra nhiều nhưng không có gì để tiêu hóa, lâu dần dẫn đến đau dạ dày. Hơn nữa, việc bỏ bữa sáng khiến bạn ăn bù vào bữa trưa và tối để bổ sung năng lượng. Trong khi, bữa tối ăn quá no có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Khi vừa ăn vừa làm việc, mọi người thường nhai không kỹ, ăn nhanh, nuốt vội, khiến dạ dày phải làm việc vất vả, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Ngoài ra khi ăn nhanh, các thức ăn không được nghiền nhỏ và trộn đều với enzym tiêu hóa ở khoang miệng, gây khó nuốt. Mất tập trung khi ăn còn làm giảm tiết axit ở dạ dày nên thức ăn khó tiêu hóa và cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Chẳng hạn đối với các loại rau củ quả, nếu bạn nhai không kỹ, màng bọc cellulose bên ngoài không được phá vỡ khiến cơ thể khó tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng bên trong.

Uống nhiều cà phê, trà xanh, trà sữa

Uống nhiều caffein trong trà và cà phê có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit, dẫn đến đầy bụng. Điều này khiến tình trạng viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản trở nên trầm trọng hơn. Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, đạm, nếu uống trà xanh còn có thể táo bón. Hơn nữa, uống trà xanh khi đói làm tăng tiết dịch axit, có thể tổn thương hệ thống tiêu hóa.

Thói quen uống trà sữa không chỉ gây tăng cân mà chất tanin trong trà hòa chung với protein và casein trong sữa còn tăng nguy cơ đầy hơi, khó tiêu.

Uống rượu bia

Thói quen uống rượu bia để xây dựng mối quan hệ của giới công sở cũng khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Uống nhiều thức uống có cồn khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa.

Bia rượu kích thích cơ thể giải phóng hormon gastrin, làm cho dạ dày tiết nhiều axit, gây ợ hơi, ợ chua. Nếu uống rượu bia cùng các thực phẩm chiên nướng, thịt muối, thịt xông khói..., nguy cơ nguy hại đến sức khỏe càng cao. Do các thực phẩm này chứa chất nitrosamine, khi kết hợp với cồn trong rượu có thể gây ung thư vùng hầu họng, thực quản, đại tràng.

Ngồi nhiều, ít vận động

Ít vận động làm giảm nhu động ruột và chức năng tiết dịch tiêu hóa của dạ dày, ruột. Điều này khiến thức ăn bị tích tụ trong hệ tiêu hóa, gây chướng hơi, đầy bụng. Ngoài ra ngồi nhiều còn làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng nên nhiều người làm văn phòng bị trĩ, thậm chí sa trực tràng.

Theo thông tin của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hơn 10% dân số nước ta mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa và có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, đường ruột là nơi tập trung hơn 70% thành phần hệ miễn dịch. Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh là cách giúp hệ miễn dịch được vận hành trơn tru, sẵn sàng kích hoạt khi có tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.

Dân văn phòng cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hợp lý; tăng cường vận động, rèn luyện thể dục thể thao. Uống đủ nước lọc, hạn chế sử dụng rượu bia, trà, trà sữa; cân đối thành phần dinh dưỡng trong các bữa ăn giữa bốn nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất giúp phòng bệnh tiêu hóa, nâng cao sức khỏe.

Khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm nhiều bệnh nguy hiểm, việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo lắng về các căn bệnh này và có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Nếu có bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy chủ động đặt lịch thăm khám sớm tại CarePlus để được các y bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán và can thiệp sớm nhất.

Bài viết gần đây/mới

PHÂN BIỆT VIÊM NƯỚU VÀ VIÊM NHA CHU
Viêm nướu và viêm nha chu cùng là bệnh về nướu, có biểu hiện nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng nên thường bị nhầm lẫn với nhau. Tìm hiểu ngay về sự khác biệt giữa nguy cơ và cách điều trị mỗi bệnh để chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng.

By BS. Phan Hữu Quang

VÌ SAO NGƯỜI BÉO PHÌ DỄ BỊ UNG THƯ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, nhưng bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng thừa cân - béo phì là một trong những yếu tố chiếm tỷ lệ cao. Vì sao béo phì làm tăng nguy cơ ung thư? Cùng tìm hiểu với chuyên gia tại CarePlus nhé!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

CHỦ ĐỘNG TIÊM NGỪA BỆNH SỞI - GIẢM THIỂU NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH
Theo SYT TPHCM thì trong 6 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 16 trường hợp bệnh sởi tại 04 quận, huyện là Quận 8, Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh và đã xác định có 03 ổ dịch tại quận Bình Tân, huyện Hóc Môn và Bình Chánh.

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

10 NGUYÊN NHÂN GÂY CĂNG THẲNG NƠI CÔNG SỞ MÀ NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN LƯU Ý
Theo Báo cáo sức khỏe nơi công sở năm 2024 của Champion Health và chia sẻ của các chuyên viên tâm lý Dịch vụ Sức khỏe Tinh thần tại Hệ thống Phòng khám CarePlus: Tình trạng căng thẳng nơi công sở có nguy cơ dẫn đến sút giảm năng suất công việc, gia tăng tỉ lệ nghỉ việc,...; từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

THÔNG KÊ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ II-2024
Nhằm mang đến góc nhìn mới về tầm quan trọng của sức khỏe thể chất và tinh thần tại nơi làm việc, đồng thời đưa ra giải pháp chăm sóc kịp thời, CarePlus thực hiện thống kế tình trạng sức khỏe nhân sự doanh nghiệp quý II/2024 với những thông tin mới nhất.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}