ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Thời điểm và phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng là bệnh phổ biến, chiếm tỉ lệ cao trên thế giới và ở Việt Nam. Ở nước ta vẫn chưa có chương trình tầm soát ung thư quốc gia hay một hướng dẫn cụ thể cho người dân về việc tầm soát ung thư sớm ở đại trực tràng. Tầm soát có nghĩa là tìm kiếm những bất thường, tổn thương tiền ung thư hoặc polyp trong lòng đại tràng khi bệnh nhân chưa có bất kỳ triệu chứng gì. Phát hiện ung thư đại trực tràng trước khi xuất hiện triệu chứng giúp cải thiện đáng kể cơ hội sống còn, giảm gánh nặng về tâm lí, kinh tế, và xã hội.

Thời điểm và phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng
Các đối tượng có yếu tố nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư đại trực tràng được khuyến cáo tầm soát theo hướng dẫn tầm soát ung thư đại trực tràng của Hoa Kỳ.
 
Người có nguy cơ trung bình là những người từ 40 tuổi trở lên không có triệu chứng (những triệu chứng liên quan với ung thư đại trực tràng như chướng bụng, đầy hơi, đau quặn bụng, thay đổi thói quen đi cầu, phân dẹt, phân có máu,…) và không có tiền sử gia đình ung thư đại trực tràng (tức là không có người thân kế cận bị ảnh hưởng như anh chị em ruột, cha mẹ, hoặc con cái).
 
Các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao với ung thư đại trực tràng bao gồm:
Tiền sử gia đình của hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền. Khoảng 5% bệnh ung thư đại tràng ở Mỹ là do hội chứng ung thư đại tràng di truyền. Trên 85% bệnh nhân đã được thừa hưởng một trong những hội chứng di truyền có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư đại tràng, ví dụ như
                        Đa polyp tuyến gia đình (FAP) 
                        Ung thư đại trực tràng không đa polyp di truyền (HNPCC) hay hội chứng Lynch
                        Hội chứng đa polyp là một hội chứng ung thư đại tràng di truyền.

 
Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc polyp tuyến tiến triển: có nghĩa là có 1 người thân bậc 1 (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) đã mắc những bệnh này trước 60 tuổi, hoặc có ≥ 2 người thân bậc 1 mắc những bệnh này ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Tiền sử cá nhân bị viêm ruột (IBD) mạn tính (ví dụ viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn). 
 
CÁC “MÔ TIP” TẦM SOÁT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
  • Tầm soát một bước: Tầm soát một bước tức là chỉ cần thực hiện một phương pháp. Nội soi đại tràng là phương pháp tầm soát 1 bước, hiệu quả và triệt để nhất.
  • Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng là thủ thuật tiêu hóa được thực hiện phổ biến nhất trên toàn thế giới, là phương pháp tầm soát 1 bước, hiệu quả và triệt để nhất, không chỉ cho phép phát hiện các tổn thương tiền ung thư, ung thư giai đoạn sớm mà còn phát hiện, loại bỏ các polyp từ đó đảm bảo lâu dài khỏi tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng
  • Trong số các phương tiện tầm soát, nội soi đại tràng có độ nhạy cao nhất trong việc phát hiện ung thư đại trực tràng và polyp đại tràng, cho phép loại bỏ tổn thương ở bất kỳ vị trí nào trong đại tràng trong cùng một lần soi với khả năng phát hiện và loại bò polyps tuyến trước khi chuyển thành ác tính. Cần đạt được nội soi chất lượng cao để đảm bảo giá trị tầm soát.
 
CÁC PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HAI BƯỚC
Tầm soát 2 bước là cần làm thêm phương pháp khác nếu kết quả tầm soát một bước dương tính.
Tìm máu ẩn trong phân bằng xét nghiệm hóa miễn dịch: nếu kết quả xét nghiệm dương tính, nội soi cần được thực hiện kịp thời để tìm nguyên nhân.
  • Xét nghiệm tìm DNA trong phân: Là một phương pháp mới, không xâm hại, dùng để tìm ung thư đại trực tràng cho những người muốn được tầm soát mà không muốn soi đại tràng… Có thể giúp phát hiện bệnh sớm trước khi có triệu chứng. Sau khi phát hiện ung thư hay tiền ung thư, cần tiến hành tiếp nội soi đại tràng để chứng thực ung thư và có thể cắt bỏ các polyp. Tuy nhiên biện pháp này chưa phổ biến ở Việt Nam.
  • Nội soi đại tràng sigma: tỷ lệ tầm soát bằng nội soi đại tràng sigma ống mềm đã giảm nhiều vì nó không kiểm tra toàn bộ đại tràng mà chỉ lên một đoạn khoảng 40cm, thủ thuật này không giúp tầm soát được tổn thương ở đoạn cao của đại tràng. Quá trình soi cũng không gây mê nên không thoải mái và khi phát hiện u tuyến cũng được yêu cầu nội soi đại tràng.
  • Chụp cắt lớp vi tính đại tràng (CTC): hay còn được gọi là “nội soi đại tràng ảo”. CTC được thực hiện năm năm một lần. CTC có độ nhạy cao hơn bất kỳ xét nghiệm nào khác ngoài nội soi đại tràng để phát hiện polyp tuyến. Nếu CTC gợi ý đến polyp hoặc ung thư đại trực tràng, người bệnh cần phải nội soi đại tràng kịp thời để đánh giá. Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền kèm theo (ví dụ, bệnh tim phổi, đái tháo đường, hoặc tiền sử đột quỵ…..), CTC có thể được ưu tiên hơn nội soi đại tràng, vì rủi ro của nội soi đại tràng tăng lên theo tuổi. Tuy nhiên, những bệnh nhân có phát hiện bất thường trên CTC nên tiến hành nội soi. Vì vậy, bệnh nhân lựa chọn CTC cũng nên là đối tượng có thể chịu  được nội soi đại tràng.

Dịch vụ nội soi tiêu hóa không đau của Phòng khám CarePlus được trang bị hệ thống thiết bị nội soi hiện đại từ Nhật Bản, nhằm hỗ trợ các bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn sâu, phát hiện tổn thương nghi ngờ, giúp khách hàng đạt được kết quả điều trị tốt nhất, đồng thời giảm thiểu những bất tiện và thời gian hồi phục của căn bệnh….

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}