ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?

Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?

Tiêu chảy là gì? 

Tiêu chảy: Là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3 lần trong 24 giờ  

  • Tiêu chảy cấp: Là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.  

  • Tiêu chảy kéo dài: Là tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày 

Nguyên nhân trẻ em bị tiêu chảy 

Ở trẻ em, nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng, có thể chia thành 2 nhóm chính như sau: 

Nhiễm trùng (viêm dạ dày ruột): 

  • Virus: Rotavirus, norovirus, adenovirus (type 40, 41), enterovirus. 

  • Vi khuẩn: Salmonella nontyphi, Shigella, Escherichia coli, Campylobacter, Yersinia enterocolitica, Vibrio cholera (vi khuẩn tả), Clostridium difficile. 

  • Ký sinh trùng: Entamoeba histolytica, Giardia intestinalis, Cryptosporidium spp. 

Không nhiễm trùng: 

  • Tác dụng phụ của thuốc (như kháng sinh, nhuận tràng), dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm. 

  • Tiêu chảy do các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Rối loạn quá trình hấp thu, tiêu hóa, Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị, bệnh lý ngoại khoa: lồng ruột, viêm ruột thừa cấp, ... 

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà như thế nào? 

Nhằm hạn chế ảnh hưởng sức khỏe của bệnh tiêu chảy đối với trẻ, gia đình cần xử trí đúng khi con mắc bệnh, tránh chữa bệnh theo mẹo hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần uống oresol ngay, sử dụng loại oresol dạng bột pha với nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 

Lượng Oresol tham khảo: Cho trẻ uống từng ít một, nếu nôn cho nghỉ 10 phút sau uống tiếp 

  • Trẻ <2 tuổi: Uống 50 – 100ml sau mỗi lần đi phân lỏng 

  • Trẻ >2 tuổi: Uống 100 – 200ml sau mỗi lần đi phân lỏng 

Bù nước: Đây là việc làm quan trọng nhất để ngăn ngừa mất nước, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.  

  • Đối với trẻ còn đang bú mẹ: Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn so với thường ngày, chia thành nhiều cữ bú nhỏ, đảm bảo trẻ uống đủ sữa, không bị mất nước. 

  • Đối với trẻ lớn hơn: Trẻ nên uống nhiều nước hơn tùy theo khả năng của trẻ. Cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol hoặc các loại nước điện giải: nước cháo muối, súp rau quả hoặc súp gà súp thịt, nước dừa. Không uống nước ép,  nước giải khát công nghiệp hoặc nước ngọt có gas 

Chế độ ăn: Tiếp tục cho trẻ ăn, không nhịn ăn. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia nhỏ nhiều bữa trong ngày. Ăn thêm thức ăn có kali: chuối, hoa quả tươi. Tránh cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng. 

Có dùng kháng sinh cho trẻ hay không? 

Đối với các trường hợp tiêu chảy ở trẻ có gợi ý gây ra do nhiễm vi khuẩn (sốt cao, đừ, phân có nhầy máu…), bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kháng sinh phù hợp. Quá trình điều trị bằng kháng sinh nên được tuân thủ nghiêm ngặt, không được tự ý dùng thêm thuốc hay ngưng thuốc. 

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ? 

Thông thường, tình trạng tiêu chảy ở trẻ sẽ diễn ra trong một vài ngày và có thể được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị tại nhà. Nếu trẻ tỉnh táo, chơi ngoan, gia đình không cần đưa con nhập viện. Trong quá trình chăm sóc, bố mẹ có thể bổ sung thêm một số men vi sinh để hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột. 

Nhưng nếu bệnh không có dấu hiệu sau, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời: 

  • Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, mê man hoặc trẻ quấy khóc liên tục 

  • Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng, đi liên tục 

  • Có máu trong phân 

  • Nôn tái diễn 

  • Trở nên rất khát, ăn uống kém hoặc bỏ bú 

  • Sốt cao liên tục và không có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi đã dùng thuốc hạ sốt. 

  • Có các triệu chứng bệnh khác: khó thở, thở mệt, đổ nhiều mồ hôi, tay chân lạnh… 

  • Trẻ bị tiêu chảy dưới 6 tháng tuổi. Trẻ có cơ địa hoặc có bệnh sử đặc biệt: béo phì, suy dinh dưỡng, mắc bệnh mạn tính…  

  • Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị  

Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ khi giao mùa, gia đình cần tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình, nhà trường phải có nhà vệ sinh đạt chuẩn, tránh tình trạng đi tiêu bừa bãi; cho trẻ sử dụng vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng khi đến lịch.   

Bài viết gần đây/mới

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}