ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Thai phụ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch COVID-19?

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra, thai phụ cần phải biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và thai nhi.

Thai phụ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch COVID-19?

18/08/2021 10:40:42 SA

6 điều thai phụ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch COVID-19

Lời khuyên từ PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan - Trưởng Khoa Y ĐH Y Dược TP.HCM, trưởng BM Phụ sản

  1. Duy trì các buổi hẹn thăm khám sức khỏe trong và sau thai kỳ. Luân tuân thủ 5K
  2. Khi có dấu hiệu nguy hiểm: Báo ngay cho bác sĩ sản khoa hoặc đến cơ sở y tế có chức năng chăm sóc thai sản. Luân tuân thủ 5K
  3. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực: Báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
  4. Trao đổi với bác sĩ sản khoa về các mong muốn khi đi sinh.
  5. Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 theo quy định hiện hành của Bộ Y Tế Việt Nam.
  6. Trường hợp mắc COVID-19: thai phụ không nên hoảng sợ mà cần tuân thủ điều trị COVID-19 theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định.

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về vắc-xin COVID-19 đối với Phụ nữ mang thai

Câu hỏi 1: Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 đối với phụ nữ có thai? Và vaccine có vai trò như thế nào đối với phụ nữ có thai?

Phụ nữ mang thai khi mắc COVID-19 có nguy cơ diễn tiến nặng như sau:

+ suy hô hấp nặng

+ nguy cơ nhập hồi sức

+ phải sử dụng ECMO

Nguy cơ gặp biến chứng lên thai kỳ khi mắc COVID-19:

+ tiền sản giật

+ sinh non

+ thai chậm tăng trưởng trong tử cung

+ sanh mổ thay vì sanh đẻ

Do đó, phụ nữ mang thai là đối tượng nên ưu tiên tiêm vaccine để bảo vệ sức khoẻ phụ nữ, thai nhi và cộng đồng. Phụ nữ cho con bú có thể tiêm vaccine COVID-19, kháng thể sinh ra có thể qua sữa mẹ, từ đó bảo vệ cho bé.

Câu hỏi 2: Theo nghiên cứu trên thế giới, việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai diễn ra như thế nào?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine như người bình thường. Chưa ghi nhận tăng các nguy cơ có vấn đề bất thường nào đối với phụ nữ và thai nhi so với người phụ nữ không mang thai. Theo quyết định 3802/QĐ-BYT của Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được tiêm vaccine tại cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu Sản khoa, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Câu hỏi 3: Một số sản phụ vẫn rất lo lắng về việc tiêm vaccine có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của họ, đến sức khỏe của họ và thai nhi. Lời khuyên của BS dành cho các sản phụ?

+ Vaccine COVID-19 được sử dụng trên thế giới từ tháng 12-2020, cho đến nay chưa đến 1 năm. Do đó, chưa có đủ các dữ liệu để đánh giá về mức độ an toàn về lâu dài.

+ Cho đến nay, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ, dữ liệu ghi nhận trên hơn 130.000 phụ nữ có thai tại thời điểm tiêm chủng vaccine COVID-19, chưa phát hiện các tác dụng phụ, biến chứng và tác hại nào đặc biệt của vaccine COVID-19 trên phụ nữ mang thai. Do đó, phụ nữ mang thai cần được tư vấn đầy đủ, đánh giá các lợi ích và nguy cơ để quyết định tiêm vaccine.

+Các nước trên thế giới hiện nay đều khuyến cáo tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, đặc biệt tại các khu vực dịch đang bùng phát mạnh.

+ Ngoài việc đánh giá và theo dõi thai, phụ nữ mang thai tiêm vaccine cũng được theo dõi sau tiêm như các trường hợp khác. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam ký ngày 10-8-2021, tiêm ngừa vaccine COVID-19 được thực hiện cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Các phụ nữ mang thai và cho con bú chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V. Khi đến tiêm vaccine, các phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ được khám sàng lọc để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Câu hỏi 4: Virus SARS-CoV-2 có lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai không?

Hiện nay chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Đồng thời, chưa có bằng chứng mẹ nhiễm virus trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh và chưa có bằng chứng về sự liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 và tình trạng sảy thai.

Đến thời điểm hiện tại, không tìm thấy bằng chứng virus hoạt động trong nước ối hay trong sữa mẹ.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}