ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chăm sóc da mụn trứng cá tuổi dậy thì hiệu quả cùng bác sĩ Da liễu

Chăm sóc da mụn trứng cá tuổi dậy thì hiệu quả cùng bác sĩ Da liễu

1. Những nguyên nhân gây ra trứng cá ở tuổi dậy thì?

  • Sự gia tăng nồng độ hormon androgen vào tuổi dậy thì làm tăng sản xuất tế bào tiết bã nhờn, tăng kích thước tuyến bã và kích thích các tuyến này tăng tiết nhờn.
  • Sự tăng kết dính tế bào chết trong nang lông.
  • Sự gia tăng nồng độ vi khuẩn P.acnes tại nang lông bít tắc.
  • Sự tăng viêm tại vùng nang lông bị tổn thương.

Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây trứng cá (ở bất kỳ độ tuổi nào), như lithium, cortisone, hormones, iodides, một số thuốc điều trị động kinh, isoniazid.

2. Mụn tuổi dậy thì có tự hết không?

Trứng cá là bệnh mạn tính, tự giới hạn và thường khởi phát vào tuổi dậy thì. Do đó cụm từ “mụn dậy thì” không hoàn toàn chính xác. Dậy thì là một giai đoạn trong tiến triển tự nhiên của bệnh trứng cá.Trứng cá thường xuất hiện lần đầu tiên vào tuổi tiền dậy thì và dậy thì, sau đó kéo dài và đa số giảm dần khi bước vào tuổi trưởng thành. Ở một số người, trứng cá có thể kéo dài đến tuổi 30 hoặc lâu hơn nữa.  

3. Trẻ cần thực hiện các bước chăm sóc da như thế nào để trị trứng cá ở tuổi dậy thì hiệu quả?

Đa số các trường hợp trứng cá ở tuổi dậy thì là nhẹ và chỉ cần bôi thuốc trị mụn là đủ. Những thuốc bôi này chủ yếu làm giảm viêm và ngăn ngừa mụn mới hình thành. Hiệu quả của thuốc không đến ngay lập tức mà phải sau 2-3 tháng điều trị. Sau 3 tháng, nếu mụn trứng cá không cải thiện, trẻ có thể sẽ cần được kê thêm thuốc uống.

Những trường hợp nặng hơn, nhiều sang thương mụn mủ, mụn viêm, nang sâu có nguy cơ để lại sẹo thường sẽ được điều trị ngay từ đầu bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi. Đây là những thuốc cần được kê đơn và nên được thăm khám, theo dõi điều trị bởi bác sĩ.

4. Với làn da còn non, trẻ nên sử dụng những mỹ phẩm nào an toàn để chăm sóc da?

Mỹ phẩm an toàn trước tiên phải rõ nguồn gốc, có thể dễ dàng truy xuất thành phần. Phù hợp với mục đích sử dụng. Nên tối giản số sản phẩm sử dụng: sửa rửa mặt hoặc sữa tắm dịu nhẹ, kem dưỡng ẩm nếu da có dấu hiệu khô, kem chống nắng. Đối với những em có bệnh về da: hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Da của em rất nhờn và càng lúc càng tiết ra nhiều chất nhờn, lỗ chân lông 2 bên má vì thế cứ nở to ra. Bác sĩ cho em hỏi là bên cạnh việc dùng nước hoa hồng, em có thể dùng những gì để làm giảm chất nhờn, se lỗ chân lông được không?

Những yếu tố gây to lỗ chân lông:

  • Sự gia tăng tiết nhờn (do gen hoặc môi trường)
  • Lỗ chân lông có kích thước lớn (do gen quy định)
  • Một số loại mỹ phẩm có khả năng tạo cồi.
  • Da mất đàn hồi (do lão hóa).
  • Sự tác động kéo dài của ánh nắng.
  • Mụn viêm trong bệnh trứng cá có thể cũng làm to lỗ chân lông do sự giãn nở của tuyến bã và chân lông trong quá trình viêm, những cấu trúc này cũng có xu hướng dễ bít tắc hơn kể cả khi vùng da đó đã lành.

Vì tình trạng to lỗ chân lông có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm yếu tố bệnh lý, gen, môi trường và lão hóa, nên các phương pháp điều trị và phòng ngừa cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Giảm cân (tăng cân có liên quan đến việc tăng tiết bã nhờn)
  • Sử dụng các phương pháp lột da hóa học.
  • Nicotinamide dạng bôi.
  • Một số hợp chất chứa copper cholorophylline nguồn gốc thực vật
  • Retinoids dạng bôi.
  • Laser
  • Lăn kim.

6. Em bị mụn và vì chăm không kĩ nên sau khi đi nắng về là để lại thâm. Em muốn biết là sau khoảng bao lâu thì những vết thâm trên mặt sẽ mờ đi, làm cách nào để đẩy nhanh quá trình này?

Thâm sau mụn có bản chất là sự tăng sắc tố sau một quá trình viêm. Không chỉ trứng cá mà các bệnh da viêm khác cũng có hiện tượng này. Những người có da ngăm hoặc tối màu hơn sẽ dễ bị tình trạng này hơn những người da trắng. Tăng sắc tố sau viêm xuất hiện khi melanin (một loại sắc tố tự nhiên của da) tăng sản xuất sau quá trình viêm. Tăng sắc tố sau viêm có thể xảy ra ở lớp biểu bì (lớp nông nhất của da) và lớp bì (lớp sâu hơn). Tăng sắc tố sau viêm lớp biểu bì có thể kéo dài 6-12 tháng, ở lớp bì có thể mất đến hằng năm mới có thể phục hồi.

Nếu tăng sắc tố sau viêm xảy ra ở vùng phơi bày ánh sáng (như mặt, tay, chân), tránh nắng là thiết yếu. Một số phương pháp điều trị có thể cải thiện tăng sắc tố sau viêm:

  • Đường bôi:
  • Hydroquinone
  • Azelaic acid
  • Cysteamin cream
  • Vitamin C dạng bôi
  • Tretinoin dạng bôi
  • Glycolic acid
  • Một số chất khác: kojic acid, arbutin, licorice extracts, mequinol, niacinamide,…

Phương pháp khác:

  • Lột da hóa học
  • Laser

Đáp ứng điều trị đối với tăng sắc tố sau viêm lớp bì thường kém hơn nhiều so với tăng sắc tố vùng thượng bì.

Bài viết liên quan

Bảo vệ tuổi teen khỏi mụn trứng cá
Trứng cá có lẽ là bệnh da phổ biến nhất. 90% trẻ ở tuổi vị thành niên có mụn trứng cá, đa phần tình trạng này sẽ giảm dần và hết sau khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuy vậy, ở giai đoạn trứng cá mới xuất hiện và bắt đầu nặng thêm, nó gây không ít phiền toái cho các bạn trẻ. Cá biệt, có những trường hợp trứng cá gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự tự tin và tâm lý của trẻ.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

Bài viết gần đây/mới

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG KỊP THỜI - RĂNG KHỎE ĐÓN TẾT AN VUI
Điều trị tủy răng ngay khi nhận thấy cơn đau răng dai dẳng là cách tốt nhất để bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tủy răng tại CarePlus trong bài viết dưới đây!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}