ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tại sao con ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón?

Mẹ dùng các nhiều biện pháp cũng như sản phẩm khác nhau để cải thiện nhưng con vẫn không đỡ, kể cả “cho ăn thật nhiều rau” nhưng con vẫn bón như thường. Tại sao lại như vậy?

Tại sao con ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón?

Hỏi 10 mẹ thì đến 11 mẹ có con bị TÁO BÓN - BIẾNG ĂN.

Mẹ dùng các nhiều biện pháp cũng như sản phẩm khác nhau để cải thiện nhưng con vẫn không đỡ, kể cả “cho ăn thật nhiều rau” nhưng con vẫn bón như thường. Tại sao lại như vậy?

Sau đây là những nguyên nhân tại sao trẻ đã ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón?

1. Chế độ ăn uống

Khi trẻ đã ăn đủ chất xơ nhưng trẻ vẫn bị bón thì cần kiểm tra lại trong chế độ ăn có những thức ăn khác có thể gây táo bón như thực phẩm chế biến sẵn, uống quá nhiều sữa, ăn uống nhiều đồ ngọt… Hầu hết trẻ bị táo bón thường uống không đủ nước.

Ngoài ra, bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống ví dụ khi trẻ chuyển từ sữa mẹ, sữa công thức sang sữa bò hoặc giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng có thể gây xáo trộn đối với hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến táo bón.

2. Sợ đi vệ sinh

Trẻ khi bị táo bón thường “đau” khi đi tiêu và gây tâm lý “sợ đi tiêu” và trẻ sẽ “nhịn đi tiêu”.

Chính điều này tao thành vòng lẩn quẩn làm cho táo bón ngày càng nặng hơn.

Phân tích tụ lâu ngày càng bị khô và cứng, làm việc đi tiêu càng khó khăn.

3. Lười vận động thể chất

Tập thể dục hàng ngày giúp nhu động của ruột tốt, các chất được lưu chuyển trong ruột một cách dễ dàng hơn, giảm nguy cơ thức ăn bị tích tụ lại ở đại tràng gây táo bón.

4. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như giảm đau, dị ứng, kháng sinh hoặc các chất bổ sung như sắt, canxi có thể dẫn đến táo bón.

5. Bệnh lý

Khi trẻ bị bệnh có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ, thiếu nước dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, có thể trẻ có những bệnh lý gây táo bón như: phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, dị ứng đạm sữa bò, bất thường hậu môn trực tràng… cần được khám để loại trừ.

6. Chất xơ có phù hợp?

Chất xơ trong nhóm rau củ quả giúp tăng thể tích và làm mềm phân, giúp phân dễ dàng được đào thải ra bên ngoài.

Chất xơ có hai loại, loại hòa tan trong nước và loại không hòa tan: chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa, lên men và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng; Còn chất xơ không hòa tan giúp phân đào thải nhanh hơn qua đường ruột.

Thông thường các loại rau củ quả đều chứa cả 2 loại chất xơ này nhưng ở các tỷ lệ khác nhau.

Nếu ăn quá nhiều chất xơ có thể tăng nguy cơ tắc phân ở những trẻ "nhịn đi tiêu" làm cho táo bón càng trầm trọng hơn.

Vì vậy trẻ cần được đưa khám và hướng dẫn điều trị táo bón đúng cách.

Tác giả: Ths. Bs. Lê Thị Kim Dung - Chuyên Khoa Nhi Phòng khám CarePlus

---

Mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn không hết táo bón. Hãy chia sẻ với bác sĩ CarePlus để cùng tìm ra nguyên nhân, được tư vấn chi tiết, hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị hiệu quá nhất.

Gói khám táo bón chuyên sâu cho trẻ tại CarePlus - Chỉ 620,000đ.

Gọi 1800 6116 để đặt hẹn ngay hôm nay

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}