ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Hạ huyết áp sau ăn - triệu chứng chóng mặt dễ nhầm với đột quỵ ở người mắc bệnh tim mạch

Bác N.M.K (ngụ tại quận 3, TP.HCM) năm nay 67 tuổi, bị huyết áp cao lâu năm. Gần đây, bác thường có cảm giác chóng mặt. Bác K. đã đi khám ở một bệnh viện chuyên khoa và được chẩn đoán là hạ huyết áp tư thế.

Hạ huyết áp sau ăn - triệu chứng chóng mặt dễ nhầm với đột quỵ ở người mắc bệnh tim mạch

Chưa yên tâm, bác K. đi khám thêm một bệnh viện khác cũng được khẳng định là hạ huyết áp tư thế và được giải thích là buổi sáng ngủ dậy thay đổi tư thế đột ngột nên huyết áp tụt. 

Bác K. vẫn thấy không an tâm vì triệu chứng chóng mặt xảy ra sau khi bác đã đi lại mấy vòng trong nhà. Lo sợ "đột quỵ" nên bác K. quyết định đi khám thêm một cơ sở y tế khác. 

Ths-Bs Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch của Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, đã gặp bác K. sau khi bác tìm đến phòng khám của CarePlus. Sau khi thăm khám, tìm hiểu bệnh sử và các thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống của bác K., bác sĩ Tấn đã tìm ra nguyên nhân gây chóng mặt của bác K.

Theo bác sĩ Tấn, thật ra, còn một bệnh lý "anh em" là hạ huyết áp sau ăn (PPH) rất cần phải chú ý. Thậm chí, theo nghiên cứu sổ bộ tại Hà Lan trên nhóm bệnh nhân cao tuổi, hạ huyết áp sau ăn còn phổ biến hơn hạ huyết áp tư thế. Chẩn đoán hạ huyết áp sau ăn khi huyết áp trong vòng 2 giờ giảm hơn 20mmHg so với trước ăn.

Bệnh cảnh này có thể nhầm lẫn với hạ đường huyết. Phân biệt với hạ huyết áp tư thế: 

1. Hạ huyết áp tư thế thường xảy ra vào sáng sớm khi mới ngủ dậy, người bệnh "bật dậy" ngay, trong khi hạ huyết áp sau ăn thường diễn ra sau ăn bữa sáng, đỉnh điểm là 30-60 phút sau ăn, có thể kéo dài tới 120 phút sau ăn.

2. Hạ huyết áp tư thế xảy ra nhanh, hết nhanh, còn hạ huyết áp sau ăn xảy ra chậm kéo dài hơn. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10-20% trường hợp có đồng thời cả 2 triệu chứng trên.

Giải thích cho triệu chứng này ở bác K., bác sĩ Tấn cho biết: “Bình thường sau khi ăn, các mạch máu ở ruột được giãn ra, ưu tiên cấp máu nhiều hơn, do vậy các mạch máu ở cơ quan khác sẽ co lại để bù trừ, giúp các cơ quan khác vẫn đảm bảo hoạt động. Các thụ thể ở dạ dày giúp nhận ra cơ thể đang ăn để phối hợp hoạt động này. Hiện tượng này bị rối loạn ở các bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, suy thận mạn, Parkinson,... Cơ chế đầy đủ vẫn đang được nghiên cứu”.

Hạ huyết áp sau ăn có mối liên quan với té ngã, đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua, đau thắt ngực. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ Tấn đã đưa ra giải pháp:

- Nếu bác K. uống một tách cà phê sau khi ăn có thể có ích vì cà phê giúp kích thích thụ thể Adenosine. 

- Bác K. cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường vì các chất này hấp thu rất nhanh ở dạ dày, thụ thể không kịp báo động để các mạch máu co giãn hợp lý; thay vào đó nên tăng cường thức ăn giàu chất xơ. 

- Một số nghiên cứu trước đây đề nghị ngồi hoặc nằm nghỉ sau ăn 30-60 phút, gần đây các nghiên cứu mới cho thấy đi lại, vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện tốt hơn.

Bác K. có thói quen ăn nửa ổ bánh mì rồi đi tập thể dục, nay bác đã chuyển sang cháo yến mạch và ăn nửa trái táo, uống cà phê rồi sau đó đi bộ nhẹ nhàng với bác gái. Sau đợt tái khám lần đầu với bác sĩ Tấn vào tuần trước, bác K. đã có những triệu chứng cải thiện rõ rệt, huyết áp giữ ổn định, tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

(Ghi lại theo lời kể của Ths-Bs Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus)

Bài viết liên quan

Bệnh Tim Mạch - Tăng Huyết Áp & Những điều cần biết
Tăng Huyết Áp - Căn bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng SỐ 1. Dù bạn có đang bị tăng huyết áp hay không, hãy dành ít phút cập nhật kiến thức về căn bệnh này ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu, bằng cách lắng nghe những chia sẻ của Bs. Trần Lê Vũ để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Đo điện tâm đồ liên tục (Holter ECG) có vai trò gì trong tầm soát rối loạn nhịp tim?
Holter ECG giống như ''quay phim'', ghi lại toàn bộ hoạt động của tim. Dữ liệu nhịp tim của bạn sẽ được ghi lại liên tục nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Với dịch vụ của Phòng khám CarePlus, dữ liệu ECG có thể ghi đến 7 ngày không gián đoạn.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Các bệnh tim bẩm sinh thai nhi có chữa được không?
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật về tim được hình thành từ lúc bé còn trong bụng mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Bài viết gần đây/mới

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}