ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG

Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Có đến 45% trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do suy dinh dưỡng gây ra. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng và làm thế nào để phòng tránh tình trạng này? 
 
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thấp còi ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao, khoảng 24,3% 
 
1. Suy dinh dưỡng trẻ em là gì? 
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt về protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng gây ra do giảm tiêu thụ thực phẩm hoặc do bệnh tật. Có 2 loại suy dinh dưỡng chính, bao gồm: 
  • Suy dinh dưỡng protein – năng lượng (PEM).   
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất). 
2. Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ? 
Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể gây ra bởi một hoặc đồng thời các nguyên nhân sau: 
  • Bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng. 
  • Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của bé kém 
  • Trẻ cai sữa mẹ sớm, ăn dặm không phù hợp thường không nhận được đầy đủ dưỡng chất.  
  • Tâm lý sợ hãi do phụ huynh ép ăn khiến cho bé bị biếng ăn. 
Ép ăn là một trong những sai lầm thường gặp của bố mẹ khi thấy trẻ biếng ăn 
 
3. Cách nhận biết trẻ đang bị suy dinh dưỡng 
 
Trẻ không tăng trưởng với tốc độ dự kiến hoặc không tăng cân như thường lệ có thể là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ. Thế nhưng, tốc độ tăng trưởng của bé còn phụ thuộc theo từng độ tuổi.  
 
Trước 1 tuổi, bé tăng trưởng rất nhanh, thậm chí tăng từ 7 – 8kg/ năm. Thế nhưng sau 1 tuổi, tốc độ của bé sẽ dần chậm đi. Đây là  phát triển sinh lý bình thường nên bố mẹ cần chú ý để phân biệt. Tốt nhất là ba mẹ sẽ theo dõi tốc độ tăng trưởng của con theo biểu đồ tăng trưởng của WHO, nếu đường biểu diễn  tăng trưởng của con đi ngang hoặc đi xuống thì cần đưa con đi khám. 
  
Các dấu hiệu nguy cơ thiếu dinh dưỡng: da xanh xao, dễ mệt mỏi, ăn uống kém, tiêu phân sống, rối loạn tiêu hoá, thường hay bị bệnh, sức đề kháng kém,... 
 
4. Vì sao suy dinh dưỡng ở trẻ em nguy hiểm? 
  • Suy yếu hệ miễn dịch: Suy dinh dưỡng do thiếu vi chất (kẽm, sắt, vitamin) sẽ làm cho hệ thống miễn dịch dần yếu đi. Lúc này, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn bao giờ hết. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.  
  • Gây chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ: Nếu bị nhiễm trùng đường tiêu hóa đồng thời với suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Từ đó gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ.  
  • Các vấn đề về sức khỏe khác:  Thiếu các vi chất khiến sức khỏe của trẻ ngày càng tồi tệ hơn. Ví dụ, thiếu máu thiếu sắt làm trẻ bị biếng ăn, mệt mỏi, chậm tăng trưởng, trí nhớ kém, thiếu vitamin A gây ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ; trong khi đó, thiếu protein và kẽm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương… 

Suy dinh dưỡng có thể khiến bé thấp hơn những bạn cùng trang lứa 

5. Phòng ngừa và khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ em như thế nào? 

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể phòng ngừa và khắc phục. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bố mẹ: 
  • Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra do mẹ bị thiếu dưỡng chất trong quá trình mang thai là rất cao. Vì thế nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khi mang thai và theo dõi thai kỳ đầy đủ. 
  • Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ. Vì thế nên nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu. 
  • Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dưỡng chất khác nhau. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý để cung cấp đủ các dưỡng chất tùy theo độ tuổi của trẻ.   
  • Vận động giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả và hỗ trợ cho trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Do đó, hãy khuyến khích bé vận động để tăng cảm giác thèm ăn, giúp trẻ khỏe mạnh. 
  • Biếng ăn do tâm lý là một trong những loại biếng ăn khó điều trị nhất và gây hệ quả lâu dài. Thay vì ép bé ăn, bạn nên tạo bầu không khí vui vẻ và luôn sáng tạo các món ăn mỗi ngày để kích thích bé ăn tự nhiên. 
6. Tầm soát suy dinh dưỡng và thiếu vi chất hiệu quả tại hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus 
 
Trên thực tế, mặc dù cùng độ tuổi, giới tính nhưng nhu cầu dinh dưỡng của từng trẻ cụ thể sẽ khác nhau, cũng như các vấn đề về dinh dưỡng như sở thích ăn uống, lý do biếng ăn,… của mỗi trẻ cũng khác nhau. Trong khi đó, các tư vấn dinh dưỡng theo độ tuổi (bao gồm tháp dinh dưỡng) lại mang tính chất cộng đồng và tham khảo. Tốt nhất, trực tiếp thực hiện tầm soát sẽ giúp phụ huynh đánh giá một cách chính xác tình trạng của bé và có được sự điều chỉnh hợp lý nhất. 
 
Gói khám tầm soát suy dinh dưỡng và thiếu vi chất hiệu quả tại chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus là giải pháp tối ưu dành cho bố mẹ hiện đại. Thông qua các xét nghiệm, khai thác tiền sử phát triển/chế độ dinh dưỡng trước đây và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, bố mẹ sẽ biết bé có đang bị suy dinh dưỡng hay không hoặc mức độ suy dưỡng (nếu có). Trong đó nổi bật là phương pháp đánh giá chế độ ăn chuyên sâu - CarePlus 24h Recall: 
  • Giúp khắc họa rõ nét nhất những khiếm khuyết trong chế độ ăn của bé. 
  • Tìm được đúng nguyên nhân cho những vấn đề dinh dưỡng và đưa ra giải pháp phù hợp. 
Đặc biệt, đây là phương pháp hiện được áp dụng duy nhất và độc quyền tại tất cả phòng khám thuộc CarePlus Clinics Vietnam.   
 
Để được tư vấn về suy dinh dưỡng hoặc các gói khám sức khỏe khác cho trẻ, khách hàng vui lòng liên hệ đến Free Hotline: 1800 6116. 

Bài viết liên quan

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách mẹ 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn
Bé biếng ăn là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trẻ biếng ăn phải làm sao vì tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân.

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}