ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Sự lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

Càng lớn tuổi, cơ thể chúng ta càng suy giảm về thể chất, ảnh hưởng khả năng giữ thăng bằng, cơ thể trở nên chậm chạp và mất kiểm soát, dễ bị ngã. Dần dần không thể làm các công việc hàng ngày, gây nhiều bệnh tật và khả năng tử vong cao

Sự lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

16/11/2022 10:29:16 SA

Chức năng tim mạch

Sức khỏe tim mạch có vai trò quan trọng giúp cơ thể ngăn ngừa lão hóa. Các bài tập vận động thể chất giúp cải thiện khả năng hấp thụ oxy tối đa do tác động làm tăng thể tích tâm thu, tăng lưu lượng tim, độ chênh lệch phân áp oxy giữa máu động mạch và tĩnh mạch. Ngoài ra còn giúp tăng cường dung nạp và chuyển hóa glucose, tăng tính nhạy cảm với insulin, giúp kiểm soát huyết áp, giảm mỡ máu, nhờ đó có tác dụng tích cực lên cấu trúc cơ thể, giảm mỡ tích lũy toàn thân.

Để đảm bảo an toàn tập luyện đối với những người có bệnh lý cơ tim, bệnh van tim và các rối loạn chuyển hóa không kiểm soát được, đặc biệt với những người cao tuổi cần kiểm tra & tầm soát sức khỏe định kỳ. Các đánh giá thường xuyên về tình trạng tim mạch được khuyến cáo để dự đoán sớm các biến đổi bệnh lý, các vấn đề bệnh lý tim mạch có những triệu chứng mới xuất hiện như người mới bị nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim không kiểm soát được, suy tim cấp, block nhĩ thất hoàn toàn.

Chức năng hô hấp 

Chức năng của phổi cũng có xu hướng lão hóa theo thời gian, việc này thể hiện phổi kém đàn hồi, hạn chế chức năng trao đổi khí.

Khả năng hấp thụ oxy vào máu động mạch ở người có tuổi cũng giảm, ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy cho mô. Thông khí tối đa giảm rõ ở người cao tuổi phản ánh dự trữ hô hấp giảm, lồng ngực kém di động hơn tạo lực cản lớn làm giảm hiệu quả hô hấp… đặc biệt ảnh hưởng nhiều ở các đối tượng có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp, hút thuốc lá…

Vì vậy, thường xuyên tập luyện, thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp hỗ trợ cải thiện hô hấp cho người lớn tuổi.

Chức năng tiêu hóa 

Điều có lẽ dễ nhận thấy ở quá trình lão hóa ở hệ tiêu hóa của người tuổi cao là giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch vị dạ dày gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Giảm nhu động của đại tràng cản trở thức ăn di chuyển trong phần còn lại của ống tiêu hóa và đi ra ngoài cơ thể.

‎Hậu quả khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề thì sẽ dẫn đến tình trạng dinh dưỡng giảm sút, người cao tuổi sẽ gầy yếu, suy kiệt, táo bón, hoặc đại tiện không tự chủ.

‎Để khắc phục người cao tuổi cần có chế độ ăn giàu chất xơ và đầy đủ thành phần, đủ nước và luyện tập thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các rối loạn tiêu hóa thường gặp. Với bệnh nhân không đủ minh mẫn, cần phải luyện tập thói quen đi đại tiện.

Chức năng của xương khớp 

Quá trình lão hóa theo tuổi hệ xương khớp có nhiều thay đổi. Đầu tiên việc giảm khối lượng xương diễn ra dưới dạng mất canxi xương. Khối lượng từng đơn vị cơ của các nhóm cơ lớn cũng giảm dần theo thời gian. Dịch khớp giảm, tình trạng thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi…Hậu quả dẫn đến hệ xương trở nên giòn và yếu, loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi. Hạn chế khả năng vận động do thoái hóa khớp, đau khớp.

Vì vậy để có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và chất lượng, bạn có thể phải thực hiện vài điều chỉnh đối với thói quen sống thường ngày của bạn: Chế độ tập luyện khoa học kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tinh thần sảng khoái, ngoài ra để làm giảm quá trình lão hóa, khám sức khỏe định kỳ là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân, đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại để tầm soát sớm & phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm trong tương lai.

Tham khảo nguồn: Báo sức khỏe đời sống.

 

Bài viết gần đây/mới

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}