ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Stress - Nguyên nhân viêm loét dạ dày ít ai biết

Căng thẳng và stress là do áp lực trong cuộc sống hiện đại, áp lực từ công việc hoặc gia đình và tới khi bệnh biểu hiện bằng những cơn đau, người bệnh đi khám mới biết mình bị mắc viêm loét dạ dày.

Stress - Nguyên nhân viêm loét dạ dày ít ai biết

 

Vì sao stress gây ra viêm loét dạ dày?

Dạ dày là một bộ phận quan trọng của cơ quan tiêu hóa. Căng thẳng được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày. ​
​Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột (dây thần kinh phế vị hay dây số X), một hệ thống gồm hàng trăm hàng triệu dây thần kinh giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. ​

​Khi sự căng thẳng kích hoạt phản ứng trong hệ thống thần kinh trung ương của bạn, tiêu hóa có thể đóng cửa vì hệ thống thần kinh trung ương của bạn tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, và giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa.
Chính vì thế stress-căng thẳng có thể gây ra viêm hệ thống tiêu hóa, và làm cho bộ phận này dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP. ​

  • Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản có thể làm tăng axit trong dạ dày gây ra chứng khó tiêu. ​
  • Stress có thể gây ra đại tràng phản ứng khiến hệ tiêu hóa phản ứng dẫn đến có thể tiêu chảy hoặc táo bón. Không phải tất cả các trường hợp căng thẳng đều gây loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm đại tràng, nhưng chắc chắn rằng sự căng thẳng có thể khiến hệ tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn. Và nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây viêm loét dạ dày. ​

​Chính vì lẽ đó, ngày nay, cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng mệt mỏi… khiến cho tỷ lệ viêm loét dạ dày trở nên phổ biến. ​
​Theo nghiên cứu, ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp mới mắc viêm loét dạ dày với số bệnh nhân trên 4 triệu người và tỉ lệ mắc trong dân số là 1,5%. ​

  • Ở Châu Âu, tỉ lệ mắc khác nhau giữa các nước từ 4 - 6 lần. ​
  • Ở Thụy Điển, tỉ lệ này là 4,1% trong khi ở Anh chỉ là 0,12%. ​
  • Ở Châu Á là nơi có tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày khá cao tuy nhiên hiện chưa có số liệu thống kê chính thức. ​

Theo các nhà nghiên cứu, ngoài viêm loét dạ dày, stress còn làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày – thực quản. Tình trạng dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị bất thường sẽ gây ra áp lực cho cơ vòng thực quản dưới. Theo thời gian, cơ quan này sẽ bị suy yếu khiến cho dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên phía trên thay vì di chuyển xuống môn vị và tá tràng. ​

​Ở một số trường hợp bị stress kéo dài và xúc động mạnh có thể đối mặt với tình trạng xuất huyết. Nguy cơ chảy máu dạ dày tăng lên đáng kể đối với những người có sẵn các bệnh lý dạ dày, dùng rượu bia và sử dụng các loại thuốc chống viêm. Ngoài ra, người có tiền sử xuất huyết dạ dày sẽ có nguy cơ tái phát nếu phải đối mặt với stress dai dẳng trong một thời gian dài. ​

Bài viết gần đây/mới

BẢO VỆ TRẺ TỪ 6 TUẦN TUỔI VỚI VẮC XIN 6 TRONG 1 - ĐỂ HÀNH TRÌNH LỚN KHÔN CỦA CON KHỎE MẠNH
Hiện nay, vắc xin 6 trong 1 ngày càng được rất nhiều phụ huynh lựa chọn nhờ tính tích hợp hiệu quả và khả năng bảo vệ toàn diện cho trẻ nhỏ. Đây là loại vắc xin tích hợp 6 trong 1 giúp ngừa 6 bệnh nguy hiểm cho trẻ như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và vi khuẩn Hib. Hãy cùng CarePlus khám phá những lợi ích nổi bật của vắc xin 6 trong 1 trong bài viết này nhé!

1 PHÚT HIỂU NGAY VAI TRÒ CỦA CHỤP CT VÀ CHỤP MRI TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ VÀ CHẤN THƯƠNG CƠ XƯƠNG KHỚP
Chụp CT và chụp MRI cơ xương khớp cho phép bác sĩ chuyên khoa khai thác những đặc tính của mô và tổn thương theo nhiều góc độ, từ đó, đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp cho khách hàng.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CƠN ĐAU KHỚP GỐI - TẦM SOÁT SỚM ĐỂ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm gân hoặc viêm túi hoạt dịch. Chủ động tầm soát toàn diện bằng Chụp MRI khớp gối ngay hôm nay để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và đánh giá mức độ tổn thương, thậm chí phát hiện khối u hoặc tổn thương xương nếu có.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}