ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên dùng bình để ủ ấm sữa cho bé không?

Mình khám bé 2 tháng, bú sữa mẹ qua bình. Khi bé đói, mình thấy mẹ cẩn thận lấy bình sữa đang được ủ ấm trong bình ủ điện. Hỏi lại mẹ thì mẹ nói hay ủ sữa để chuẩn bị cho bé bú hoặc khi đi xa vì nghĩ rằng sữa ấm là tốt nhất cho hệ tiêu hóa bé. Điều này đúng hay sai? Ba mẹ có nên dùng bình để ủ ấm sữa cho bé không?

Có nên dùng bình để ủ ấm sữa cho bé không?

Bác sĩ trả lời: ĐIỀU NÀY SAI vì nhiệt độ bình ủ trung bình từ 35 đến 45 C và đây là nhiệt độ thuận lợi cho sự tăng sinh và phát triển của vi khuẩn.

Theo khuyến cáo:

  • Sữa mẹ MỚI VẮT RA chỉ được để ở nhiệt độ phòng (mát, tầm < 25C) tối đa 4 giờ, không khuyến cáo ủ ấm sữa mang đi, nếu bé bú lắt nhắt thì sữa chỉ được dùng trong 2 giờ. 
  • Còn đối với sữa công thức cũng tương tự.
    Một loại vi khuẩn nguy hiểm tên Cronobacter sakazakii gây nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm ruột hoại tử .. có thể bị trộn lẫn trong sữa công thức khi quy trình sản xuất bị nhiễm bẩn.
    Ở nhiệt độ dưới 5 độ C vi khuẩn sẽ không phát triển. Vì thế, nếu sữa công thức đã được pha sẵn để sử dụng thì nên được để lạnh dưới 5 đọ C thì mới bảo quản trong 24h. Còn nếu để ở nhiệt độ phòng thì phải sử dụng trong 2 giờ (không hâm nóng sữa). 

Lời khuyên của Bác sĩ: 

1. Trẻ bú mẹ nên bú trực tiếp. Hạn chế bú qua bình.

  • Nếu dùng sữa mẹ MỚI VẮT thì để được 4 tiếng (< 25C - nhiệt độ phòng)
  • Nếu dùng sữa mẹ RÃ ĐÔNG mang theo chỉ để được 2 giờ (< 25C - nhiệt độ phòng)

2. Trẻ bú sữa công thức: KHÔNG PHA SẴN SỮA

  • Chuẩn bị: bình đựng nước ấm, khi bé có nhu cầu bú thì mới pha sữa vào nước ấm và dùng trong 2 giờ ( không ủ sữa - mà ngược lại làm lạnh sữa nếu di chuyển xa)

Chú ý: có thể cho bé bú sữa mẹ mới vắt, sữa rã đông còn mát, sữa công thức nguội mà không cần ủ ấm mới bú (sữa mát, nguội không gây rối loạn tiêu hóa). 

Nguồn tham khảo:

1. CDC: Human Milk Storage Guidelines
2. Correct Formula Preparation and Bottle-Feeding - EneA Global

Bài viết gần đây/mới

CẠO VÔI RĂNG: GIẢI PHÁP NHỎ - LỢI ÍCH LỚN CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
cạo vôi răng định kỳ 6 –12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khám phá công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm tại CarePlus, giúp loại bỏ mảng bám tận gốc, cho răng sáng khỏe

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

BỆNH CÚM KHÔNG CHỪA MỘT AI - HIỂU ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH
Đã từng có một số đợt bùng phát cúm lan rộng (gọi là đại dịch), dẫn đến tử vong của nhiều người trên toàn thế giới. Các đợt bùng phát này xảy ra khi các chủng virus cúm mới hình thành (thường từ lợn hoặc chim) và con người bị nhiễm bệnh vì họ không có khả năng miễn dịch với các loại virus này.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?
Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}