ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên cho trẻ uống cà phê?

Ngồi ăn sáng nghe tiếng vọng của 1 người mẹ ở bàn kế bên nói với con trai “Con uống lẹ cà phê đi rồi đi học”. Nhìn lên mà hết hồn, “con” - 1 cậu bé mới khoảng 3-4 tuổi, ăn sáng để vô trường mẫu giáo. Thằng nhỏ hút cái rột hết ly cà phê cỡ mình đang uống!!!!

Có nên cho trẻ uống cà phê?
Lại nhớ đến 1 ca bệnh khám vì đứa nhỏ tầm 2-3 tuổi khó ngủ, quấy khóc hoài. Khi khám họng thấy sao cái lưỡi đỏ lè, bà ngoại nói: ''Nó uống sting dâu, ngày nào cũng uống 2 chai đó bác sĩ!!!''
''Trời ạ, bác có biết các bác tài xế thường uống các loại nước tăng lực này thay cho cà phê để không buồn ngủ không?''
Ngoại vô tư trả lời: ''Ai biết, thấy nó ngon !!!!''
Bởi mới thấy, các phụ huynh trên khá là “vô tư” trong việc ăn uống của các bé nhỉ ?
VẬY, CÓ NÊN CHO TRẺ UỐNG CÀ PHÊ???
Cà phê là 1 chất “kích thích” vì nó làm chúng ta thấy “sảng khoái”, thấy tươi tỉnh,…và thấy “ghiền”. Nên ai cũng vậy, kể cả trẻ em, uống mà thích là sẽ ghiền!
Về mặt khoa học, caffeine có thể được xem là 1 loại thuốc, và đương nhiên “thuốc là có tác động lên cơ thể”!
Dung nạp quá nhiều caffeine có thể gây ra các vấn đề:
• Khó ngủ, bồn chồn, lo lắng
• Đau bụng, buồn nôn, chán ăn
• Nhức đầu, khó tập trung
• Nhịp tim nhanh, run, chóng mặt
• Tăng huyết áp
• Co giật, thậm chí hôn mê (ngộ độc)
Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và FDA của Mỹ ''KHÔNG KHUYẾN CÁO trẻ em uống cà phê'', và bắt buộc các loại thức ăn uống công nghiệp phải ghi rõ thành phần caffein trên nhãn.
Bởi vì chất caffein này không chỉ có ở cà phê mà còn có ở trong rất nhiều các loại thức uống/ thức ăn, gọi là “caffein ẩn”, rất khó có thể tránh. Đó là: kem, sô cô la, soda, nước ngọt, trà sữa, nước tăng lực,...
Canada có đưa ra mức giới hạn về CAFFEINE cho trẻ em:
• 4 – 6 tuổi: 45 mg/ ngày
• 7 – 9 tuổi: 62.5 mg/ ngày
• 10 – 12 tuổi: 85 mg/ ngày
• Thiếu niên: 85 – 100 mg/ ngày
Cần lưu ý nữa, đó là: Những đồ uống, thức ăn có chứa caffeine cũng chứa nhiều ĐƯỜNG. Vì vậy, tiêu thụ càng nhiều thực phẩm chứa caffeine sẽ có nguy cơ dư thừa năng lượng “rỗng” và gây béo phì, tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường type 2. (Nhìn lại đứa bé trong ví dụ trên đúng là cũng có béo phì thật).
Ngoài ra, Đường còn làm trẻ bị sâu răng làm ảnh hưởng việc ăn uống và sức khoẻ của trẻ.
Và cuối cùng, dù trẻ con không nên uống cà phê nhưng vẫn có thể ăn/uống “chất caffein” và lượng đường khá lớn từ các thực phẩm chứa caffeine. Vì vậy, ba mẹ hãy hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ nhé !

Bài viết gần đây/mới

CẠO VÔI RĂNG: GIẢI PHÁP NHỎ - LỢI ÍCH LỚN CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
cạo vôi răng định kỳ 6 –12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khám phá công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm tại CarePlus, giúp loại bỏ mảng bám tận gốc, cho răng sáng khỏe

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

BỆNH CÚM KHÔNG CHỪA MỘT AI - HIỂU ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH
Đã từng có một số đợt bùng phát cúm lan rộng (gọi là đại dịch), dẫn đến tử vong của nhiều người trên toàn thế giới. Các đợt bùng phát này xảy ra khi các chủng virus cúm mới hình thành (thường từ lợn hoặc chim) và con người bị nhiễm bệnh vì họ không có khả năng miễn dịch với các loại virus này.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?
Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}