ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Sau khi thực hiện nội soi không đau bạn cần lưu ý những gì?

Với nhiều ưu điểm nổi bật từ phương pháp nội soi tiêu hóa không đau: Đặc biệt là giảm đi cảm giác đau đớn, khó chịu nên được nhiều người lựa chọn. Vậy sau khi thực hiện phương pháp nội soi này cần lưu ý những gì để kết quả có độ chính xác cao nhất. Hãy cùng CarePlus tham khảo những thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Sau khi thực hiện nội soi không đau bạn cần lưu ý những gì?

a. Nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng:

Sau khi nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng Bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Đôi khi có cảm giác đau họng, đầy bụng chút ít thường sau khoảng 30 phút hết hoàn toàn các cảm giác khó chịu.

Trong trường hợp có tiền mê hoặc mê cần thêm khoảng 1h để tỉnh táo và phải có người nhà đi cùng.

b. Đối với Nội soi Đại tràng:

– Sau khi Nội soi Đại tràng người bệnh cần thực hiện những việc sau:

+ Nghỉ ngơi tại phòng chờ một thời gian ngắn trước khi ra về.

+ Ghi nhận một số vấn đề thường gặp sau khi soi trực tràng như: Cảm giác đau bụng ít hay cảm giác mót rặn, bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ đây là triệu chứng bình thường và biến mất nhanh.

Trong trường hợp bệnh nhân thấy đau nhiều hay rất khó chịu, cần báo ngay cho điều dưỡng hay bác sĩ biết để xử lý kịp thời.

c. Sau khi nội soi tiền mê: Bạn không nên lái xe, sử dụng các máy móc nguy hiểm, ký kết các hợp đồng quan trong

d. Trường hợp có cắt polyp đại tràng:

Bạn cần lưu ý theo dõi biến chứng chảy máu sau cắt polyp và nguy cơ thủng đại tràng (mặc dù tỉ lệ rất rất hiểm). Các triệu chứng gợi ý như sau: tiêu phân đen hoặc tiêu máu đỏ, đau bụng nhiểu, sốt, căng chướng bụng, …… nếu có triệu chứng nghi ngờ, bạn cần báo sớm với nhân viên y tế phòng soi để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}