ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ

Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

 AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ

19/09/2023 8:44:28 SA

Bệnh đau mắt đỏ là gì?
  Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có “cát”, mắt khó chịu, đau nhẹ.
  Mắt đỏ, có ghèn, mí dính lại khi thức dậy, thường đỏ một mắt trước sau đó lan qua mắt thứ hai.
  Mí mắt sưng và chảy nước mắt.
  Một số ít trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc.
  Đôi khi có đau hạch trước tai, viêm họng, sốt nhẹ và mỏi mệt.

Đặc điểm của dịch đau mắt đỏ:
  Bệnh do vi rút gây nên
  Lây lan tương đối nhanh
  Đa số trường hợp tự hết sau 7 đến 14 ngày
  Thị lực không giảm hoặc giảm ít. Một số ít trường hợp bệnh có thể có biến chứng giác mạc (tròng đen) và gây suy giảm thị lực.

Điều trị:
  Nếu có những dấu hiệu kể trên người bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa mắt.
  Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid (dexamethasone) khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  KHÔNG đưa vật lạ vào mắt như: xông hơi lá trầu, nặn chanh, đắp lá cây, lá nha đam, đắp thuốc, giã thịt ếch nhái, côn trùng, mật gấu, nước tiểu, sữa mẹ, … vì có thể làm mắt bệnh bị nhiễm trùng nặng hơn.
  Đa số trường hợp bệnh tự giới hạn sau 7 đến 14 ngày.
  Có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm vi trùng
  Mục đích của điều trị là đem lại sự dễ chịu và phòng ngừa lây lan trong cộng đồng.

Các bước chăm sóc mắt khi bị đau mắt đỏ:
  Dùng đúng thuốc theo toa
  Làm sạch ghèn trước khi nhỏ thuốc
  Có thể nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) hoặc nước mắt nhân tạo
  Rửa tay trước và sau khi rửa / nhỏ mắt
  Dùng bông gòn (loại dùng một lần) lau mắt, không dùng khăn
  Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu
  Đeo kính mát bảo vệ mắt và nên vệ sinh kính mỗi ngày
  Cách ly người bệnh (5 – 7 ngày).

Phòng ngừa:
  Nhìn nhau không lây đau mắt đỏ
  Chưa có thuốc nhỏ ngừa bệnh
  Trung gian truyền bệnh là nước mắt / hoặc dịch hầu họng của người bệnh đau mắt đỏ (nước mắt/ dịch hầu họng có chứa vi rút)
  Người bệnh nên đeo khẩu trang nếu có triệu chứng hô hấp vì bệnh lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi ho hoặc nhảy mũi.
  Vệ sinh những vật dụng như: nắm tay cửa, điện thoại, khăn, …
  Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu
  Người bệnh hạn chế bắt tay, dụi mắt  dùng chung khăn. Hạn chế đến trường và cơ quan khi mắt còn đỏ và chảy nước mắt.

 

Bài viết gần đây/mới

CẠO VÔI RĂNG: GIẢI PHÁP NHỎ - LỢI ÍCH LỚN CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
cạo vôi răng định kỳ 6 –12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khám phá công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm tại CarePlus, giúp loại bỏ mảng bám tận gốc, cho răng sáng khỏe

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

BỆNH CÚM KHÔNG CHỪA MỘT AI - HIỂU ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH
Đã từng có một số đợt bùng phát cúm lan rộng (gọi là đại dịch), dẫn đến tử vong của nhiều người trên toàn thế giới. Các đợt bùng phát này xảy ra khi các chủng virus cúm mới hình thành (thường từ lợn hoặc chim) và con người bị nhiễm bệnh vì họ không có khả năng miễn dịch với các loại virus này.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?
Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}