ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những câu hỏi thường gặp về bệnh Lậu - Giang Mai

Những câu hỏi thường gặp về bệnh Lậu - Giang Mai

 

1. Bệnh Chlamydia, Lậu có thể gây vô sinh ở phụ nữ không?

Chlamydia và Lậu là hai bệnh lây truyền qua đường tình dục, nếu không điều trị sẽ dẫn tới viêm vùng chậu ở phụ nữ. 10% phụ nữ bị Chlamydia mà không điều trị sẽ dẫn đến viêm vùng chậu và đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ. Do đó, nếu không điều trị Lậu và Chlamydia sẽ có khả năng dẫn đến biến chứng là vô sinh ở phụ nữ. 

2. Những triệu chứng của bệnh Giang Mai theo từng giai đoạn là gì?

Giai đoạn 1:

Xuất hiện triệu chứng sau khoảng 2-3 tuần nhiễm bệnh. Triệu chứng là vết loét không đau, hơi gồ, đáy sạch ở vùng tiếp xúc sinh dục (dương vật, âm đạo, cổ tử cung, miệng/họng, hậu môn,…). Kèm theo vết loét là triệu chứng sưng hạch lân cận. Săng sẽ tồn tại khoảng 3-6 tuần và sau đó tự liền kể cả không điều trị.

Giai đoạn 2:

Nếu không điều trị, sau khi săng liền, vi khuẩn sẽ đi vào máu và sau 3-6 tuần kể từ khi có săng, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như dưới đây:

  • Mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, đau đầu, đau cổ, đau cơ, đau họng, triệu chứng giống cúm, nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể.
  • Ban với nhiều mảng, sẩn màu hồng đỏ, khá đồng dạng, có vảy, tập trung nhiều ở bàn tay, bàn chân và có thể lan rộng khắp cơ thể. Ban giang mai thường không ngứa.
  • Mảng niêm mạc ở miệng.
  • Rụng tóc.
  • Một số triệu chứng khác có thể gặp nhưng ít hơn: ban dạng sẩn cục, nốt, mụn mủ; sang thương da hóa loét.

Triệu chứng giai đoạn 2 thường kéo dài 3-12 tuần và có thể tự khỏi. Nếu không điều trị, vi khuẩn giang mai sẽ tiếp tục gây tổn thương các cơ quan khác của cơ thể. Trong số những người nhiễm giang mai không điều trị, khoảng 25% có thể lặp lại một đợt triệu chứng như vậy trong khoảng 2 năm đầu tiên mắc bệnh.

Giai đoạn 3: Có thể xuất hiện nhiều năm kể từ đợt triệu chứng của giang mai. Biểu hiện là những biến chứng của giang mai lên hệ thần kinh, tim, xương, …

3. Phụ nữ mang thai mắc Giang Mai có thể truyền bệnh cho con hay không?

Phụ nữ mang thai mắc Giang Mai có thể truyền cho con của mình. Triệu chứng sẽ đi từ sảy thai liên tiếp, sinh non cho đến sinh ra một em bé bình thường nhưng sẽ có triệu chứng sau đó. Tất cả các trường hợp có hay không có triệu chứng, nếu không điều trị cũng sẽ dẫn đến biến chứng về sau. Những biến chứng có thể từ nhẹ đến nặng như tổn thương mắt, tổn thương tai, tổn thương xương, răng, hệ thần kinh hoặc thậm chí có thể gây chết sớm ở những ngày đầu đời.

Các bác sĩ sản khoa thường tầm soát những bệnh lí nhiễm trùng từ mẹ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong số đó bao gồm tầm soát các bệnh lí LTQĐTD như Herpes, Lậu, Giang Mai, Viêm gan B, , HPV, … Do đó những bà mẹ nào nghĩ rằng mình có nhiều hành vi nguy cơ như có nhiều bạn tình, bạn tình của mình thay đổi nhiều bạn tình hoặc người đó đã được chẩn đoán mắc Giang Mai hoặc những bệnh lí LTQĐTD khác trước đó nên tư vấn với bác sĩ Da liễu hoặc bác sĩ Sản phụ khoa để được kiểm tra thường xuyên và giảm nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi.

4. Trẻ sơ sinh đã mắc bệnh Giang Mai, phải điều trị như thế nào?

Trẻ sinh ra có thể mắc giang mai bẩm sinh nếu mẹ của trẻ mắc giang mai và truyền cho trẻ khi mang thai. Giang mai bẩm sinh có thể gây sảy thai, thai lưu, trẻ sinh non, trẻ nhẹ kí, chết sớm sau khi sinh hoặc các khuyết tật khác như bất thương xương, thiếu máu, gan lách to, điếc, … Đối với một số thể nhẹ hơn, kể cả khi không được điều trị, trẻ mắc giang mai bẩm sinh có thể không có triệu chứng, tuy vậy bệnh cũng sẽ âm thầm tiến triển, gây triệu chứng muộn hoặc để lại di chứng lên các cơ quan.

Giang mai bẩm sinh có thể chữa được. Trẻ sơ sinh nếu mắc giang mai bẩm sinh phải được điều trị ngay sau khi sinh hoặc ngay sau khi được chẩn đoán. Thuốc đầu tay trong điều trị Giang mai bẩm sinh là Penicilline. Liều dùng của thuốc Penicilline trong điều trị Giang mai bẩm sinh có thể khác nhau tùy vào đánh giá của bác sĩ. Trẻ mắc giang mai cần được theo dõi và đánh giá hiệu quả sau điều trị nhiều tháng.

5. Làm thế nào để không tái nhiễm bệnh Lậu và Giang Mai?

Để không phải tái nhiễm bệnh Lậu, Giang Mai bạn cần thực hiện các biện pháp an toàn tình dục như:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
  • Chung thủy với bạn tình
  • Tầm soát Giang mai, Lậu trước khi bắt đầu mối quan hệ

6. Giang mai thần kinh và giang mai thị giác là gì?

Nếu không điều trị, giang mai sẽ âm thầm tiến triển, trải qua tuần tự các giai đoạn từ giang mai 1, giang mai 2 đến giang mai 3. Giang mai 3 thường xảy ra khoảng 10-20 năm kể từ khi nhiễm bệnh. Ở giai đoạn này, giang mai tấn công vào tim, hệ mạch máu, não, hệt thần kinh và có thể dẫn đến kết cục cuối cùng là tử vong.

Hệ thần kinh và mắt là hai trong số những cơ quan bị ảnh hưởng ở giang mai muộn. Biến chứng giang mai ở những cơ quan này còn được gọi tên lần lượt là Giang mai thần kinh (Neurosyphilis) và Giang mai thị giác (Ocular Syphilis).

Triệu chứng của Giang mai thần kinh bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Khó vận cơ
  • Liệt
  • Tê bì da
  • Rối loạn tâm thần

Triệu chứng của Giang mai thị giác gồm có thay đổi thị lực, mù mắt.

7. Nếu tôi bị giang mai thì điều đó có đồng nghĩa bạn tình của tôi cũng bị nhiễm bệnh hay không?

Bệnh giang mai có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với sang thương ở da có chứa vi khuẩn giang mai. Sang thương giang mai thường gặp nhất ở âm đạo, hậu môn, miệng họng; ít gặp hơn ở các vị trí khác trên da. Bạn tình có tiếp xúc trực tiếp với sang thương giang mai có chứa vi khuẩn giang mai (thông thường nhất là qua quan hệ tình dục tại đường âm đạo, hậu môn hay miệng) sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Nếu có bạn tình mắc giang mai, bạn cần đi khám, làm xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị sớm.

8. Biến chứng của bệnh giang mai ở các cơ quan khác?

Khoảng 1/3 bệnh nhân giang mai giai đoạn muộn sẽ có triệu chứng của giang mai 3.Ở giai đoạn này, triệu chứng giang mai bao gồm 3 nhóm chính: Giang mai thần kinh, Giang mai tim mạch và Gôm giang mai. Đây cũng được coi là những biến chứng chính, nguy hiểm nhất của bệnh Giang mai.

Giang mai thần kinh: Bệnh giang mai có thể tấn công tủy sống và/hoặc não bộ. Một trong những dạng lâm sàng thường gặp của Giang mai thần kinh là bệnh Tabes, xảy ra khi giang mai tấn công tủy sống và rễ sống thần kinh. Bệnh thường biểu hiện với những cơn đau dữ dội ở vùng gần tổn thương, nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn điều hòa vận động cơ, mất kiểm soát cơ vòng,…

Giang mai tim mạch: Giang mai thường ảnh hưởng đến đoạn gần của những động mạch lớn như động mạch chủ, gây tổn thương động mạch chủ, có thể dẫn đến suy tim. Đôi khi giang mai cũng gây tổn thương những mạch máu khác gây tổn thương các cơ quan đích tương ứng.

Gôm giang mai: Là những sang thương dạng u cục, có tính chất phá hủy, có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào nhưng thường hay gặp nhất là ở da và xương.

9. Làm thế nào để điều trị bệnh lậu – giang mai?

Lậu có thể gây triệu chứng tiểu mủ, tiểu buốt rát ở nam giới. Ở nữ giới, triệu chứng của bệnh lậu rất mơ hồ, có thể bao gồm tiểu buốt rát, đau khi giao hợp, khí hư có mùi hoặc màu bất thường. Giang mai có triệu chứng như đã mô tả ở trên.

Nếu một người có những triệu chứng nghi ngờ Lậu và Giang mai hoặc bạn tình đã được chẩn đoán mắc lậu hoặc giang mai thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu một người có hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, quan hệ đồng giới nam) thì nên tầm soát Lậu và Giang mai mỗi 6 tháng – 1 năm để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Lậu và Giang mai được điều trị bằng thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm phù hợp với tác nhân gây bệnh.

-----

Giảm 15% khi mua 1 gói khám, Giảm 20% khi mua 2 gói khám.

ĐẶC BIỆT: 

  • MIỄN PHÍ Lấy máu tại nhà cho cả nhà cho hóa đơn từ 4.000.000đ. Cả nhà có thể sắp xếp thời gian đến khám vào hôm sau để thực hiện chẩn đoán hình ảnh và lắng nghe tư vấn kết quả bác sĩ. 
  • Nhận 1 trong 3 QUÀ TẶNG cho hóa đơn từ 500.000đ (Số lượng có hạn): Hộp Khẩu trang 4D, Gel rửa tay, Voucher Giảm 50% dịch vụ cạo vôi răng tại CarePlus

🔥🔥 Đăng ký nhận ưu đãi ngay TẠI ĐÂY

Bài viết liên quan

Top 8 bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay
Đối với các cặp đôi yêu nhau hoặc vợ chồng thì quan hệ tình dục là yếu tố giúp cả hai thêm gắn kết, yêu thương nhau nhiều hơn. Nhưng để cả hai đều được an toàn và khỏe mạnh thì việc khám kiểm tra tầm soát các bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục là việc làm hết sức cần thiết và nên được các cặp đôi quan tâm và chủ động thực hiện.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nữ
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000 ₫2.080.000

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nam
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000 ₫2.080.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}