ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Q & A: Xét nghiệm định lượng kháng thể COVID-19

Q & A: Xét nghiệm định lượng kháng thể COVID-19

1. HỎI: CÓ AI BỊ NHIỄM COVI-19  MÀ KHÔNG DẤU HIỆU NÀO KHÔNG?

Trả lời: là Có. Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy, có đến 17% người bị nhiễm Covid mà không hề có triệu chứng gì cả.

2. HỎI: VẬY LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH ĐÃ BỊ NHIỄM COVID-19?

Trả lời:

- Nếu đang bị bệnh: làm xét nghiệm kháng nguyên (test nhanh hoặc PCR)

- Nếu đã hết bệnh: làm xét nghiệm KHÁNG THỂ

3. HỎI: XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ DƯƠNG TÍNH, CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Trả lời: Nếu kết quả xét nghiệm định lượng kháng thể dương tính có nghĩa là:

- Bạn đã từng nhiễm COVID-19

- Bạn đã chích ngừa và cơ thể đáp ứng tạo kháng thể bảo vệ (chống protein S hoặc protein N)

4. HỎI: NẾU CHÍCH NGỪA VÀ XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ DƯƠNG TÍNH, CÓ NGHĨA LÀ TÔI ĐÃ ĐƯỢC BẢO VỆ?

Trả lời:

Không hoàn toàn đúng, vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chủng virus, nồng độ kháng thể, loại kháng thể, vai trò của miễn dịch tế bào....Tuy nhiên, lợi ích của test Kháng Thể là giúp đánh giá sự thay đổi lượng kháng thể bảo vệ theo thời gian ( sau 3, 6 tháng, 1 năm...)

5. HỎI: LƯỢNG KHÁNG THỂ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

Trả lời:

Hiện tại không có giá trị ngưỡng được xác định vì Covid còn rất mới nên chưa đủ dữ liệu rõ ràng để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, dựa vào sự LÊN hay XUỐNG của nồng độ kháng thể theo thời gian sẽ giúp đánh giá được hiệu quả của kháng thể đối với việc bảo vệ cơ thể chống lại Covid.

6. HỎI: THỜI ĐIỂM LÀM XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ PHÙ HỢP?

Trả lời:

Sau nhiễm bệnh hoặc chích ngừa thì trong vòng 4 tuần đầu lượng kháng thể chống virus bắt đầu tăng ở hầu hết các trường hợp và có thể kéo dài đến 3 tới 6 tháng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cần thời gian lâu hơn 4 tuần để tạo kháng thể

Và lợi ích khác của xét nghiệm kháng thể là Giấy chứng nhận cho Bạn đã bị nhiễm Covid nếu Bạn chưa kịp khai báo và tự test nhanh tại nhà.

BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy - Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus

----

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM

Bài viết gần đây/mới

4 NGUYÊN TẮC VÀNG - CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỞI AN TOÀN, MAU KHỎE
Mỗi mùa dịch sởi bùng phát, ba mẹ lại thêm lo lắng cho sức khỏe của con. Đáng ngại hơn, sởi không chỉ gây sốt, phát ban mà còn dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy dinh dưỡng, thậm chí làm suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc bệnh khác sau khi khỏi sởi.

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

LÝ GIẢI LÝ DO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp – bộ phận “nhỏ bé” nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động chuyên hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh lý tuyến giáp lại có xu hướng “ưa chuộng” phụ nữ hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng và nhắc nhở rằng, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn, nhưng nam giới vẫn không nên chủ quan.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}