Trong những ngày gần đây, thời tiết chuyển giao thất thường, nhất là khoảng thời gian cuối thu đầu đông, cộng với bầu không khí ô nhiễm ở các khu dân cư đông đúc khiến số người mắc phải các bệnh lý về tai, mũi, họng, đặc biệt là bệnh “Viêm mũi dị ứng” ngày càng tăng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
25/12/2020 11:33:20 SA
Người bị viêm mũi dị ứng có nhiều triệu chứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, đặc biệt là hắt hơi liên tục. Ngoài ra cơ thể thường xuyên mệt mỏi, nhức đầu, có thể gây tình trạng ngủ ngáy do ngẹt mũi, … ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống học tập và lao động như ngủ ngày và mất ngủ về đêm do nghẹt mũi dẫn đến khó thở.
Đáng nói, viêm mũi dị ứng nếu kéo dài và không được chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ cao dẫn đến viêm xoang mạn tính. Vậy, viêm mũi dị ứng có điều trị triệu để được không và làm sao để hạn chế tối đa những khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra?
Trước hết, người bệnh phải biết được mình bị viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân nào. Vì cách tốt nhất để điều trị viêm mũi dị ứng là biết được chính xác tác nhân kích thích gây ra các phản ứng khó chịu cho cơ thể.
Viêm mũi dị ứng không lây nhiễm từ người sang người vì nguyên nhân của bệnh là phản ứng dị ứng của bản thân khi tiếp xúc các vật thể trong nhà hoặc bên ngoài (dị nguyên), đặc biệt là thời điểm giao mùa khi thời tiết đột ngột chuyển nóng sang lạnh, cụ thể như:
- Bụi nhà
- Thú có lông: lông mèo, lông chó, v.v
- Nấm mốc phát triển do thời tiết ẩm
- Phấn hoa
- Thức ăn, hóa chất
- Khói: khói nhang, khói than, khói thuốc lá
Bệnh nhân Viêm mũi dị ứng thường có những biểu hiện sau đây:
- Hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi (nước mũi trong như nước lã). Thông thường, hắt hơi kèm theo chảy nước mũi sẽ xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
- Nghẹt mũi, ngứa mũi, mắt, họng, tai. Khi bị nặng có thể dẫn đến việc cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, nặng nữa là ù tai.
- Một số triệu chứng khác như ho, buồn ngủ, mệt mỏi, khó tập trung vào công việc, bứt rứt, căng nhức vùng mặt.
Việc điều trị VMDU dựa trên 3 nên tảng cơ bản:
- Tránh tiếp xúc dị nguyên: không nên nuôi chó, mèo trong nhà nếu bạn có nguy cơ bị dị ứng hoặc hạn chế tiếp xúc đến với vật nuôi ở mức tối đa.
- Làm sạch môi trường sống: định kỳ thay chăn ga, gối, nệm, kể cả vải bọc ghế,… nhằm hạn chế sự tồn tại và tạo điều kiện sinh trưởng cho ký sinh trùng. Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, không cho nấm mốc phát triển. Đối với bản thân thì nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày, nhất là đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, có thể đánh thêm sau mỗi bữa ăn.
- Đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và lúc ra đường.
- Không hút/cai và tránh ngửi khói thuốc, không hửi khói nhang
- Chế độ ăn: không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã xác định là từng gây dị ứng cho bản thân (ví dụ như hải sản )
- Đặc biệt, thời tiết lúc giao mùa hay thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh, dễ khiến cho cơ thể bị ốm. Những người có cơ địa dị ứng, thường bị bệnh cần chủ động giữ ấm cơ thể: mặc ấm, quàng khăn cổ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tránh tắm gội quá khuya
- Rửa mũi tại nhà
- Kháng histamin
- Corticoides tại chỗ
Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm, viêm mũi xoang mạn tính, viêm mũi xoang mạn tính thoái hóa polyp, suyễn nặng. Do đó, chủ động bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây bệnh và đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời là cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh trong giai đoạn chuyển mùa.
Lời khuyên từ BS. CK1. Trịnh Thị Hồng Chi – Trưởng Khoa Tai Mũi Họng Phòng khám Quốc tế CarePlus
☎️ Đặt lịch hẹn khám Tai Mũi Họng tại CarePlus qua Inbox hoặc Free Hotline 18006116.