ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Phòng cảm ho cho con ngày gió mùa về

Phòng cảm ho cho con ngày gió mùa về

16/01/2018 2:46:59 CH

Trời bắt đầu se lạnh rồi. Mẹ có biết? Thời điểm này con rất dễ ốm bởi vì sức đề kháng của con còn đang kém nên rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.

Hãy cùng CarePlus tìm hiểu những “típ” phòng tránh cảm ho hữu hiệu cho con, mẹ nhé!

1. Giữ ấm cho trẻ (ấm ngực, chân, tay; quần áo, tã lót ướt cần thay ngay), tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, mang tất đội mũ khi ra ngoài. Trong phòng, giữ ấm và thoáng cho trẻ.

2. Cho con ngủ đủ: không ngủ muộn. Ngủ sâu từ 9h tối tới 5 giờ sáng rất quan trọng để tạo miễn dịch tăng đề kháng cho trẻ.

3. Trẻ nhỏ bú đủ, trẻ lớn uống nhiều nước để giúp da và đường hô hấp luôn ẩm. Khi da bé hơi khô, lập tức bôi những loại kem giữ ẩm cho bé.

4. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tốt nhất nằm máy điều hòa 27 độ, tránh nằm quạt. Nếu nằm quạt thì tránh luồng gió thổi trực tiếp vào người bé.

5. Không tắm lâu, không tắm nhiều lần.

6. Khi bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, mát xa lưng và tay chân trẻ bằng ít dầu khuynh diệp để kích thích máu huyết lưu thông, tăng cường miễn dịch.

7. Cách lấy nước mũi kiểu “bắc loa kèn”: lấy khăn giấy, loại giấy không dễ bở nhé, cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ. Đầu nhỏ cỡ nào tùy mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra.

8. Bé có dấu hiệu ho thì cho uống thuốc ho cảm thảo dược. Hạn chế dùng kháng sinh, vì thông thường ban đầu bé chỉ bị ho, chảy nước mũi nhiều do cảm, khỏi cảm sẽ hết ho, hết sổ mũi. Lạm dụng kháng sinh thường có hậu quả khôn lường như tình trạng kháng thuốc, rối loạn tiêu hóa...

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}