ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Đái Dầm Kéo Dài Ở Trẻ Em...Có Phải Là Bệnh Thận?

Tiểu dầm (đái dầm) là tình trạng trẻ đi tiểu không tự chủ khi ngủ say vào ban đêm. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tiểu dầm không được xem là vấn đề sức khỏe do cơ thể chưa hoàn thiện về chức năng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài khi trẻ đã trên 5 tuổi, thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tư vấn bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến thận - tiết niệu.

Đái Dầm Kéo Dài Ở Trẻ Em...Có Phải Là Bệnh Thận?

1. ĐÁI DẦM KÉO DÀI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN TỪ ĐÂU?

  • Trẻ chậm hoàn thiện về trưởng thành thần kinh bàng quang chi phối việc đi tiểu
  • Bàng quang nhỏ hơn bình thường, do đó chứa ít nước tiểu và dễ bị tiểu dầm
  • Rối loạn về hormone làm cô đặc nước tiểu
  • Ngủ quá sâu nên tiểu mà không biết (chưa đủ chứng cứ)
  • Gen: ba mẹ bị tiểu dầm, con cái khuynh hướng tăng nguy cơ bị tiểu dầm
  • Diễn tiến: đa số tự hết khi trẻ trên 5 tuổi, chỉ còn khoảng 15% trẻ trên 5 tuổi bị tiểu dầm

2. ĐÁI DẦM CÓ GÂY HẠI GÌ KHÔNG?

  • Tiểu dầm đơn thuần không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Tuy nhiên, tình trạng tiểu dầm thường xuyên kéo dài làm sẽ làm ảnh hưởng tâm lý cho trẻ và người chăm sóc. Cả trẻ và ba mẹ đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, trẻ phải mang tã dù đã lớn, nhiều trẻ cảm thấy tự ti, mắc cỡ, thậm chí xấu hổ về bản thân, chưa kể không dám tham gia các hoạt động cộng đồng xa nhà vì sợ đái dầm sẽ bị mọi người phát hiện. Còn về ba mẹ, nếu không hiểu vấn đề sẽ la mắng, quở phạt con, điều này làm cho trẻ thêm lo lắng và làm xấu thêm tình trạng tiểu dầm của trẻ.

3. KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM?

Khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Tiểu dầm kéo dài > 5 tuổi
  • Tiểu dầm cả ngày lẫn đêm
  • Tiểu dầm không liên tục từ bé: lúc trước không bị tiểu dầm, tiểu dầm mới xuất hiện gần đây
  • Tiểu lắt nhắt , hoặc tiểu ít < 3 lần ngày, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu khó, tiểu đau..
  • Phù mắt, phù người, sụt cân hoặc khát nước
  • Tiểu dầm kèm tình trạng rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc kèm táo bón…

4. TẠI SAO PHẢI ĐI KHÁM KHI CÓ CÁC DẤU HIỆU TRÊN? 

  • Vì tiểu dầm có thể chỉ là triệu chứng biểu hiện của các bệnh tiềm ẩn như bệnh thận, nội tiết, tai mũi họng (hội chứng ngưng thở lúc ngủ). 
  • Do đó, hãy cho trẻ đi khám nếu con bạn có tình trạng tiểu dầm và kèm theo các dấu hiệu cần lưu ý như trên !!!
 
📚  Nguồn tham khảo: 
  1. Norturnal enuresis in children- uptodate 2018
  2. Patient education: Bedwetting in children (Beyond the Basics)- https://www.uptodate.com/contents/bedwetting-in-children-beyond-the-basics
 
 

Bài viết gần đây/mới

TRÀO LƯU ĂN UỐNG MÓN "KHỔNG LỒ" - NIỀM VUI NHẤT THỜI HAY GÁNH NẶNG LÂU DÀI CHO SỨC KHỎE?
Trào lưu mukbang với những suất ăn “siêu to khổng lồ” đang gây sốt mạng xã hội và ảnh hưởng mạnh đến thói quen ăn uống của giới trẻ. Nhưng liệu niềm vui thị giác ấy có để lại hệ lụy cho sức khỏe dinh dưỡng? Cùng bác sĩ CarePlus tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

IMPLANT NHA KHOA – GIẢI PHÁP PHỤC HỒI RĂNG MẤT TỐI ƯU
Trồng răng Implant là giải pháp phục hồi răng tối ưu hiện nay – an toàn, bền chắc, đẹp tự nhiên như răng thật. Tìm hiểu chi tiết cùng bác sĩ CarePlus trong bài viết sau!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

CHĂM SÓC SỨC KHỎE DA LIỄU TOÀN DIỆN TẠI CAREPLUS
Chăm sóc sức khỏe da liễu, khám và điều trị và tư vấn các vấn đề về da, tóc, móng và bệnh lây truyền qua đường tình dục với đội ngũ bác sĩ Da liễu giàu kinh nghiệm tại CarePlus. Dịch vụ an toàn, bảo mật, cá nhân hóa, mang đến trải nghiệm nhẹ nhàng và an tâm cho khách hàng.

CẢNH BÁO NGUY CƠ TĂNG ACID URIC DO CHẾ ĐỘ ĂN DƯ THỪA CHẤT ĐẠM Ở GYMER
Tăng acid uric là tình trạng phổ biến ở gymer do chế độ ăn dư thừa chất đạm và phong trào uống bổ sung bột đạm whey để nhanh chóng lên cơ. Cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}