ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Không Răng = Không Nhai Được?

"Bác sĩ ơi, con em gần 10 tháng rồi mà chưa chịu mọc cái răng nào. Em đọc sách thấy bác sĩ nói nên cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi ăn thô lợn cợn và sau 9 tháng tuổi nên tập ăn thức ăn dạng ngón tay và tự ăn. Em lại thấy không yên tâm! Không có răng thì làm sao nhai thức ăn được ạ? Ăn thô có bị hư nướu răng của bé không? Có tội nghiệp bé quá không?"

Không Răng = Không Nhai Được?

29/03/2018 4:54:40 CH

"Bác sĩ ơi, con em gần 10 tháng rồi mà chưa chịu mọc cái răng nào. Em đọc sách thấy bác sĩ nói nên cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi ăn thô lợn cợn và sau 9 tháng tuổi nên tập ăn thức ăn dạng ngón tay và tự ăn. Em lại thấy không yên tâm! Không có răng thì làm sao nhai thức ăn được ạ? Ăn thô có bị hư nướu răng của bé không? Có tội nghiệp bé quá không?"

Không cần quan tâm đén chuyện con có mọc răng hay chưa để mà cắn, nhai đâu ăm nhé. Đúng ra, nếu em đang còn cho con bú sữa mẹ trực tiếp, thì chuyện con mọc răng “chậm” là chuyện em nên mừng nhé, Mấy cái răng mà mọc rồi, thì tụi nhỏ quấy nè, ngứa nướu nè, chưa kể răng mọc ra, con ngứa miệng, cắn cho em mấy phát lúc đang bú, là em thấy pháo bông nổ bụp bụp trong mắt em rồi. Nhân lúc răng chưa chịu ra, thì tận hưởng việc cho con bú êm đềm đi em nhé.

Nướu răng em bé, nhìn thì đỏ hỏn, mong manh, mềm yếu, như một mô mềm khác, nhưng bé cái lầm em nhé! Đây chính là gang tay bọc sắt chứ không phải bọc bông đâu nha. 20 cái răng sữa nằm ngay trong nướu, chờ đến giờ, đến lượt mọc lên, đã được lập trình sẵn ở mỗi bé, nên nướu em bé rất ư là vững chắc. Nếu em sờ vào, cũng sẽ thấy cứng ngắc, chứ đâu có mềm sộp như môi, má bé đâu à. Vì vậy, em cứ tự tin cho con ăn thô đi nhé. Dĩ nhiên là những thức ăn quá cứng, như ổi xanh, cà rốt sống…thì không nên cho ăn. Chứ mấy đồ ăn nấu chín, hoặc không quá cứng, thì cứ dạng thô mà tập đi em ạ.

Em có biết rằng, khi con em mọc mấy cái răng cửa, mà em mừng như muốn khóc I, thật ra không làm nhiệm vụ nhai thức ăn đâu nhé. Nó chỉ giúp bé căn thức ăn thôi, mà cắn thức ăn thì nướu cũng làm được. Chẳng việc gì phải đợi mấy cái răng này em ạ! Răng chuyên về nhai, nghiền thức ăn, thực ra là các răng hàm nằm sâu bên trong, phải từ 18 tháng đến 2 tuổi mới mọc. Em mà mong đợi mấy cái răng này ra, để mà bắt đầu tập ăn thô cho con, thì trễ chuyến hết rồi em ạ! Lúc đó, cơ hàm, cơ nhai, cơ hầu họng để nuốt và cả xương khớp hàm nằm ì chờ mấy cái răng này lâu quá, không được luyện tập, rỉ sét, ẻo lả hết trơn. Cho nến con chờ đến lúc này mới tập ăn, thì như khởi động lại một cái máy phát điện phủ khăn không dùng, mạng nhện tùm lum, giật máy vài ba phát là máy khịt khịt được mấy cái rồi tịt luôn, không bốc khói cháy máy luôn là hên lắm đó!

Tội nghiệp là khi con không được thưởng thức mùi vị thức ăn đúng nghĩa. Là khi con phải bị ép ăn mấy cái thức ăn nhão nhoẹt long bõng nước để sống qua ngày vừa lòng người lớn. Là khi con phải nuốt trọn thức ăn một cách vô thức không thi vị. Lúc đó tội nghiệp mấy đứa nhỏ lắm. Nói không phải, chứ em cứ thử ân chung với con mấy thứ bột, cháo xay, đừng ăn gì khác hết, thử xem coi được mấy ngày thì em nhìn thấy mấy thứ này là đã muốn ọc rồi?! Em tyhử đi, sẽ thấy ngạc nhiên phết đấy và thông cảm được với “người ta”!

Con nít trong 6 tháng đầu tiên, chỉ biết bú sữa mà thôi, nên khi chuyển sang ăn dặm, thi nên có thời gian ăn nhuyễn ngắn ban đầu, như một bước đệm qua thức ăn lợn cợn và thức ăn thô thôi em nhé. Em làm sao mà để sau 1 tuổi, mỗi lúc cắp con đi, lỉnh kỉnh nào đồ xay, cháo bột, hoặc nhanh hơn thì mua cháo ăn liền cho tụi nó ăn, thì lúc đó tội nghiệp cả mẹ lẫn con, lẫn cả gia đình. Sau 1 tuổi mà đi chơi với con an nhàn, mình ăn gì, con ăn đó, vừa được thưởng thức đặc sản nơi mình đến, vừa đỡ gong cùm cháo bột cho hai mẹ con, lúc đó chị chúc mừng em, em ạ!

Trích sách "Chat với Bác sĩ" - Ths.Bs Trần Thị Huyên Thảo

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}