ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ MÃN KINH

Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh do suy giảm hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng dẫn đến thay đổi bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone, Testosterone trong cơ thể là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rối loạn tiền mãn kinh. Dẫn đến các rối loạn tâm sinh lý nên thường căng thẳng, hay đau đầu mệt mỏi, bốc hỏa làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tuổi tiền mãn kinh, để hạn chế các căn bệnh đặc trưng thường xuất hiện ở thời điểm này?

NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ MÃN KINH

27/08/2024 9:41:34 SA

Nếu như trẻ nhỏ có giai đoạn phát triển tâm sinh lý mà chúng ta thường gọi là “khủng hoảng tuổi lên 3” thì người lớn cũng có giai đoạn như thế. Đó là thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, với rất nhiều thay đổi trong cơ thể mà không phải ai cũng dễ dàng vượt qua. 

DẤU HIỆU CỦA THỜI KỲ MÃN KINH

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, các hormone nội tiết tố nữ giảm dần và hết hẳn, nên cơ thể người phụ nữ xuất hiện một số triệu chứng phản ứng với thay đổi này. Tuỳ cơ địa mỗi người, giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài một vài tháng đến cả năm, trong đó một vài biểu hiện phổ biến là:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt có thể dừng đột ngột, thưa, rong kinh, rong huyết.

  • Giảm khả năng sinh sản: Khó có thai hơn bình thường, tuy nhiên bạn vẫn có thể có thai trong vòng một năm sau khi hoàn toàn ngưng kinh. 

  • Rối loạn vận mạch: Bốc hỏa, căng thẳng, vã mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nhịp tim... tình trạng này thường xảy ra trước và sau mãn kinh.

  • Rối loạn tâm lý: thay đổi tinh thần theo hướng trầm cảm, tăng kích thích, tăng nhạy cảm tinh thần và dễ bị tổn thương kèm theo tính khí thất thường. 

  • Nguy cơ loãng xương: Xương trở nên xốp, mỏng và giòn nên rất dễ gãy…

  • Các loại ung thư sinh dục nữ: Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú thường xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh. 

  • Bệnh Alzheimer: Là quá trình thoái hóa tế bào thần kinh làm giảm chức năng não bộ.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA NHỮNG RỐI LOẠN TRONG THỜI KỲ MÃN KINH

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng dần suy yếu, nồng độ các nội tiết tố trồi sụt không ổn định, vì vậy có thể gây ra những cơn bốc hỏa và biến đổi chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, trong giai đoạn này việc chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng các thực phẩm từ đạm thực vật, tăng cường rau xanh, trái cây, giảm muối trong bữa ăn, đi khám bệnh định kỳ... là việc làm cần thiết. 

Bên cạnh đó, chị em nên dành thời gian cho việc tập luyện thể dục thể thao, tăng cường tham gia các hoạt động xã hội để hạn chế nguy cơ trầm cảm, duy trì sự minh mẫn...

TĂNG CƯỜNG LUYỆN TẬP VÀ BỔ SUNG DINH DƯỠNG ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, phụ nữ nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Các nhóm vitamin có trong rau và trái cây tự nhiên giúp da tươi sáng, mịn màng và giúp chuyển hóa tốt hơn. Duy trì chế độ ăn giảm chất béo, giảm muối, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc từ động vật vì nguy cơ xơ vữa thành mạch, bệnh lý mạch vành, tăng huyết áp.

  • Không hút thuốc, uống rượu, cà phê đậm đặc... Bổ sung thảo dược thiên nhiên giúp hệ thần kinh, nội tiết duy trì tốt hoạt động.

  • Tích cực tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe (yoga, đi bộ, đánh cầu lông, khiêu vũ...).

  • Tham gia các hoạt động xã hội (làm công tác xã, phường, chi hội phụ nữ...).

  • Tham gia các trò chơi mang tính tăng cường trí não (xếp hình, đuổi hình bắt chữ, ô số...).

Phòng khám Quốc tế CarePlus mang đến dịch vụ “Tầm soát sức khỏe mãn kinh” và “Gói xét nghiệm & kiểm tra nội tiết tố nữ”, với mong muốn đồng hành cùng chị em phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, khỏe mạnh:

  • Tư vấn các vấn đề phụ khoa, sinh lý tình dục tuổi mãn kinh, đặc biệt gói khám phụ khoa có đo độ loãng xương, hướng dẫn cách phòng chống các bệnh lý tuổi mãn kinh

  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

  • Tư vấn về việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Chúng tôi mang đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ, đề cao sự thoải mái với mỗi bác sĩ là một người bạn thân, mỗi lần khám là một trải nghiệm nhẹ nhàng

 

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}