ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những hiểu lầm về thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ mùa chống dịch COVID-19

Những hiểu lầm về thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ mùa chống dịch COVID-19

Tăng sức đề kháng luôn là vấn đề được ba mẹ hỏi nhiều nhất mỗi lần đưa trẻ đi khám bệnh, và mùa dịch này bác sĩ càng bị hỏi nhiều hơn, trong đó có liên quan chuyện ăn uống.

Có cái đúng, có cái chưa đúng trong việc “tích cực” ăn uống tăng sức chống dịch. Hãy làm rõ hơn nhưng điều ba mẹ thắc mắc nhé:

1. Cho con / thậm chí “ép” con uống nước cam mỗi ngày để tăng sức đề kháng?
Thực ra, nhu cầu vitamin C hàng ngày cho trẻ không nhiều. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu vitamin C hằng ngày theo lứa tuổi của người Việt Nam là:

+ Trẻ em < 6 tháng 25mg/ngày;
+ Trẻ 6 tháng-6 tuổi: 30mg/ngày;
+ Trẻ 7-9 tuổi: 35mg/ngày;
+ 10-18 tuổi: 65mg/ngày;
+ Người trưởng thành: 70mg/ngày;
+ Phụ nữ mang thai, cho con bú: 80-95mg/ngày.

Nhu cầu sẽ tăng hơn nếu khi bị bệnh, stress, vận động nhiều. Và thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C không chỉ là nước cam, mà còn rất nhiều rau và trái cây tươi khác.

Ngoài ra, đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, thì nước ép trái cây được khuyến cáo nên giảm cho trẻ uống, và uống cách xa bữa ăn vì lượng đường nguyên chất của trái cây được cô đặc rất nhiều trong nước ép sẽ làm cho trẻ bị “no giả tạo” và không muốn ăn thức ăn gì khác.
Cho nên, thay vì “uống nước trái cây” hãy cho trẻ “ĂN TRÁI CÂY”

Quan trọng là ăn cho đầy đủ và cân đối các nhóm chất theo tháp dinh dưỡng theo tuổi

2. Ăn/ uống tổ yến để khỏe, dù mắc vẫn … “ráng” mua ?

Nhiều nghiên cứu về tác dụng của tổ yến trên hệ miễn dịch, trong đó nghiên cứu thấy tổ yến giúp giảm tổn thương miễn dịch ở niêm mạc ruột trên chuột (thí nghiệm chuột được dùng thuốc cyclophosphamide-1 hóa chất điều trị ung thư). Chưa nghiên cứu nào khác xa hơn về tác dụng tăng cường miễn dịch trên người.

Tổ yến bổ? Đúng là bổ và hiếm từ thời vua chúa. Còn bây giờ ? Tổ yến được tạo ra từ nước miếng con chim yến, về mặt dinh dưỡng, chứa các acid amin thiết yếu (acid amin là các chất cấu tạo thành đạm, “thiết yếu” nghĩa là cơ thể không tự sản xuất được mà phải bổ sung hàng ngày từ bên ngoài vào)
Nhưng các acid amin này có rất nhiều trong tất cả các loại thực phẩm rẻ hơn nhiều so với tổ yến: thịt, cá, tôm, trứng, sữa …

Có nhiều trẻ thích ăn yến hơn thịt/ cá thì sao ? vấn đề là cơ thể còn cần sắt, kẽm, selen … để phát triển, tăng sức khỏe mà chỉ ăn thịt, cá, trứng… thì mới có. Ngoài ra, trẻ cần năng lượng cho việc tăng trưởng nên chú ý thức ăn cung cấp nhiều năng lượng như nhóm tinh bột, nhóm chất béo
--> Nên cân đối trong ăn uống và chi tiêu hợp lý

3. Dùng tỏi để tăng miễn dịch?

Tỏi đã được chứng minh có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch, có thể ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm thông thường, nhờ vào các hoạt chất, trong đó có allicin. Để hoạt hóa chất allicin thì tỏi cần phải được nghiền, hoặc xắt lát, hoặc nhai. Hoạt chất này dễ bị hủy bởi nhiệt khi chế biến thức ăn, tỏi sau khi nghiền hoặc thái, bằm cần để 10 phút mới dùng để nấu.

Ăn bao nhiêu tỏi?

An toàn nếu ăn 2-3 tép tỏi/ ngày, các chế phẩm như dầu tỏi, viên tỏi, bột tỏi, tỏi ngâm … cũng được khuyến cáo sử dụng theo liều lượng của sản phẩm. (đã có báo cáo về ngộ độc khi ăn tỏi quá nhiều)

4. Sữa non giúp giảm bị bệnh?

Sữa non có nồng độ kháng thể, các chất dinh dưỡng cao, có khả năng tăng cường sức đề kháng. Trẻ sơ sinh được hưởng sữa non từ việc bú mẹ trong vài ngày đầu sau sinh.

Chính vì những lợi ích của sữa non mà các nhà khoa học đã tìm cách chiết sữa non từ sữa bò (bovine colostrum), nhằm mục đích điều trị bệnh, tăng cường miễn dịch cho con người.

Tuy nhiên, còn ít các nghiên cứu về tác dụng của sữa non với sức khỏe của người, đối với trẻ em chỉ có vài nghiên cứu nhưng hiệu quả chưa rõ rệt và chất lượng nghiên cứu chưa đáng tin cậy.

Vì vậy, liều dùng, cách dùng sữa non cho trẻ em hiện nay vẫn chưa được khuyến cáo.

Ngoài ra chất lượng của sữa non còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: công nghệ, trang trại, chăn nuôi, kháng sinh ...Nên hãy cẩn thận khi lựa chọn và sử dụng.
---
Nguồn: PubMed, Healthline, VDD

Tác giả: Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

  • Hơn 10 năm kinh nghiệm tại BV Nhi đồng 1, BV Đại học y dược..
  • Chuyên khám và tư vấn dinh dưỡng nhi, bệnh lý tiêu hóa, dị ứng, bệnh lý đường hô hấp.
  • Chứng chỉ đào tạo quốc tế về dinh dưỡng tại Israel; Chứng chỉ đào tạo y khoa liên tục về: Bệnh lý hô hấp trẻ em, Bệnh lý đường tiêu hóa, Chủng ngừa, Dị ứng, Nuôi con bằng sữa mẹ,…

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}