ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️

06/09/2023 11:11:18 SA

💥Các chuyên gia tim mạch khuyến nghị rằng mỗi người cần chủ động khám tim mạch khi gặp các triệu chứng bất thường, đồng thời cần tầm soát tim mạch 2 lần/năm để phát hiện, phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các biến chứng do bệnh gây ra. Vậy những dấu hiệu và những đối tượng nào nên đi khám tầm soát tim mạch sớm?

Dấu hiệu cần đi khám tim mạch ngay
🔹Bệnh tim mạch là nhóm bệnh có liên quan đến mạch máu (tĩnh mạch, động mạch, mao mạch) và tim, gây ảnh hưởng đến hệ thống tim.
🔹Nhiều bệnh nhân tim mạch (không chỉ với người già mà ngay cả những thanh niên trẻ tuổi) cho biết họ thường thấy xuất hiện một vài triệu chứng sau đây:
🔹Khó thở, thở dốc: Cảm giác như có vật gì đó đè nén ngực hoặc khó khăn khi hít thở sâu, kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Tình trạng này có thể xảy ra vào ban đêm, khi nằm ngủ.
🔹Tim đập nhanh, đánh trống ngực: Nhiều người có cảm giác tim đập nhanh và dồn dập trong lồng ngực, rất có thể cấu trúc tim của họ gặp vấn đề bất thường.
🔹Đau ngực (đau vùng tim): Cơn đau nhói ở ngực, đặc biệt ở ngực trái có thể là khởi đầu của bệnh mạch vành, giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, viêm cơ tim.
🔹Choáng hoặc ngất: Bệnh van động mạch chủ và bệnh tim phì đại tắc nghẽn có thể gây ngất và thường xảy ra khi gắng sức hoặc sau gắng sức. Không ít trường hợp hạ huyết áp thường chóng mặt vào buổi sáng.

Nên tầm soát tim mạch bao lâu 1 lần? Điểm danh những đối tượng cần khám tim mạch sớm
Theo các chuyên gia, tầm soát tim mạch 2 lần/năm là cách kiểm soát bệnh hiệu quả nhất. Đặc biệt, những đối tượng sau cần tầm soát bệnh tim mạch sớm:
🔸Người luôn thấy mệt mỏi, khó thở, đau mỏi cơ bắp, thường bị chuột rút
🔸Thường xuyên gặp tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp không rõ nguyên nhân
🔸Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm
🔸Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim
🔸Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều
🔸Người thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động
🔸Người thường tăng huyết áp hoặc tiểu đường

Bạn nên đi khám kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ, để an tâm tự tin và có hiểu biết đúng đắn về sức khỏe của mình. Khi đó, bạn có thể tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của chính mình khỏi những nguy cơ tìm ẩn của các bệnh lý liên quan tim mạch.

NHỮNG GÓI KHÁM TẦM SOÁT TIM MẠCH TẠI CAREPLUS
✅ Tầm soát Tim mạch Tiêu chuẩn: https://www.careplusvn.com/vi/tam-soat-tim-mach-tieu-chuan-4
✅ Tầm soát Tim mạch Nâng cao: https://www.careplusvn.com/vi/tam-soat-tim-mach-nang-cao
✅ Tầm soát Tim mạch Chuyên sâu: https://www.careplusvn.com/vi/tam-soat-tim-mach-chuyen-sau

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CƠN ĐAU KHỚP GỐI - TẦM SOÁT SỚM ĐỂ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm gân hoặc viêm túi hoạt dịch. Chủ động tầm soát toàn diện bằng Chụp MRI khớp gối ngay hôm nay để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và đánh giá mức độ tổn thương, thậm chí phát hiện khối u hoặc tổn thương xương nếu có.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Tim Mạch Tiêu Chuẩn (Quận 7)
Các bệnh lý tim mạch như động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên… đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và chiếm tới 77% số ca tử vong hàng năm. Vì thế, tầm soát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm và ngăn chặn bệnh lý tim mạch phát triển. Do vậy, việc tầm soát bệnh tim mạch là việc không thể thiếu. ₫3.900.000 ₫3.120.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}