ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nhổ răng khôn: Nên hay không? Khi nào cần thiết phải nhổ?

Nhổ răng khôn: Nên hay không? Khi nào cần thiết phải nhổ?

Răng khôn - răng cối lớn thứ ba nằm ở phía sau mỗi góc hàm của bạn. Thông thường lúc bạn ở độ tuổi 17-21 tuổi răng khôn sẽ bắt đầu xuất hiện trên miệng và mỗi người có 4 răng khôn mọc ở 4 góc hàm. Răng khôn sẽ được khảo sát về số lượng và chiều hướng mọc qua phim toàn cảnh (Panorex) hoặc Cone beam CT. Tuy nhiên một số trường hợp không đủ cả 4 răng khôn và điều đó là bình thường (theo nghiên cứu có đến ít nhất 53% người chỉ có ít nhất 1 răng khôn).

Răng khôn có thể không cần phải loại bỏ nếu:

  • Không gây hại cho răng kế bên
  • Không bất thường về hình dạng
  • Mọc thẳng và khớp tốt với răng đối diện của chúng
  • Có thể được làm sạch bằng các biện pháp vệ sinh cơ bản hàng ngày

Tuy nhiên, nhiều trường hợp răng khôn không đủ chỗ để mọc đúng cách và có thể gây ra các vấn đề. Khi răng khôn mọc ra có thể mọc ở nhiều góc độ khác nhau trong hàm, đôi khi thậm chí theo chiều ngang. Các vấn đề có thể bao gồm răng khôn:

  • Đã mọc nhưng không thấy trên miệng (ẩn dưới xương, nướu). Đôi khi, răng khôn mọc ngầm này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc có thể gây ra một u nang gây hại chân răng khác (tiêu chân răng, hoại tử tủy răng) và phá hủy xương hàm (nang xương hàm).
  • Răng khôn nhú 1 phần trên nướu. Bởi vì vùng này khó nhìn thấy và khó làm sạch, răng khôn nhú một phần tạo ra một đường dẫn cho vi khuẩn gây bệnh nướu răng và nhiễm trùng răng miệng (viêm lợi trùm), diễn tiến nặng gây sưng mặt, khít hàm (viêm mô tế bào).
  • Răng khôn đã thấy mặt nhai trên miệng nhưng mọc nghiêng vào răng kế bên hoặc răng khôn mọc lệch ra phía má hay phía lưỡi. Điều này sẽ gây nhồi nhét thức ăn vùng kẽ giữa răng khôn- răng kế bên và rất khó để làm sạch, tạo điều kiện tiến triển sâu răng kế bên răng khôn.

Một số bác sĩ khuyên nên chủ động nhổ răng khôn khi chúng chưa mọc hoàn toàn đầy đủ. Nhiều bác sĩ cho rằng tốt hơn là nhổ răng khôn ở độ tuổi trẻ, trước khi chân răng được hình thành đầy đủ, và khi đó sự phục hồi thường nhanh hơn sau khi tiểu phẫu. Đây là lý do tại sao một số bạn có răng khôn bị nhổ trước khi răng gây ra vấn đề.

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, việc loại bỏ răng khôn có thể là cần thiết nếu bạn gặp phải những vấn đề vùng răng khôn như:

  • Đau
  • Nhiễm trùng của mô nướu vùng răng khôn, lặp đi lặp lại
  • Sưng mặt do răng khôn
  • U nang do răng khôn
  • Tổn thương răng kế cận, răng đối diện
  • Cắn má
  • Sâu răng

Khi có vấn đề răng khôn, bạn nên đặt hẹn với bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được khám, chụp phim, tư vấn cụ thể về trường hợp của mình và có hướng điều trị thích hợp, khoa học. Bạn sẽ trải qua việc nhổ răng khôn một cách nhẹ nhàng, ít sưng đau khi được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa bằng dụng cụ vô khuẩn, nhổ răng ít sang chấn và chăm sóc hậu phẫu tốt.

BS. CK1. Nguyễn Duy Bằng - Chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG GIẢM CÂN CẤP TỐC - HÃY GIẢM CÂN KHOA HỌC
Thật sự rất khó để cưỡng lại sức hấp dẫn của các mẹo "giảm cân cấp tốc". Nhưng nếu áp dụng chúng trong suốt thời gian dài, sẽ gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe. Tìm hiểu rủi ro khi giảm cân cấp tốc trong bài viết dưới đây!

KIẾN BA KHOANG VÀO MÙA - NHẬN BIẾT & ĐỀ PHÒNG “VIÊM DA”
Khác với các loại kiến thông thường, kiến ba khoang khi tấn công sẽ tạo nên ‘’Viêm da’’ và nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm da nặng hơn, thậm chí nhiễm khuẩn và loét. Những người bị "đốt" thực ra là do tiếp xúc với dịch tiết của kiến. Vậy cần làm gì để phòng ngừa bị viêm da do kiến ba khoang đốt đặc biệt trong mùa mưa này và điều trị như thế nào là đúng cách?

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

HỎI - ĐÁP CÙNG BÁC SĨ: CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ SỐT XUẤT HUYẾT!
Mặc dù sốt xuất huyết không phải là căn bệnh xa lạ nhưng vẫn còn nhiều phụ huynh hoang mang lo lắng về căn bệnh này, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mùa mưa bão bắt đầu cũng là thời điểm thuận lợi cho muỗi Dengue gây bệnh sốt xuất hiện sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở DẠ DÀY CẦN LƯU Ý TẦM SOÁT SỚM
Ung thư tiêu hóa chiếm hơn 30% ca ung thư tại Việt Nam. Tuy nhiên các triệu chứng bệnh ban đầu thường mờ nhạt, diễn tiến âm thầm dễ bị xem nhẹ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác nên thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.

By TS. BS. Nguyễn Huy Bằng

VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM ĐẦU DÒ ÂM ĐẠO TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ PHỤ KHOA
Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật sử dụng đầu dò siêu âm chuyên dụng đưa vào trong âm đạo nhằm đánh giá buồng trứng, tử cung và các thành phần tiểu khung, và phương pháp này áp dụng cho phụ nử đã có gia đình, đã có QHDT.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}