ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)

Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ là tình trạng bệnh lý thường gặp, đa số lành tính và không cần điều trị đặc hiệu. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu, lây truyền trực tiếp thông qua đường hô hấp, nước bọt; nguyên nhân do các tác nhân virus bao gồm Human Herpes Virus 6; Human Herpes Virus 7. Độ tuổi mắc bệnh đa số từ 6 tháng đến 2 tuổi (chiếm khoảng 95%), và đây là tình trạng gây ra sốt ở nhóm trẻ sơ sinh nhũ nhi (chiếm tỷ lệ khoảng 10-45%).  

Nhận biết các triệu chứng sốt phát ban ở trẻ 

Bệnh khởi đầu bằng triệu chứng sốt cao đột ngột (39-40 độ C) kéo dài khoảng 3-5 ngày, sau khi sốt giảm dần hoặc cắt sốt, ban sẽ bắt đầu xuất hiện ở trẻ. Ban có đặc điểm dạng sẩn, hay mảng nhỏ màu hồng, khi ấn xuống tạo áp lực thường biến mất. Ban xuất hiện ở thân mình (vùng ngực, lưng, bụng) sau đó lan đến cổ và cánh tay, có thể lan đến chân và mặt. Ban thường không ngứa hay làm trẻ khó chịu, kéo dài vài ngày sau đó sẽ tự biến mất. Trẻ cũng sẽ có các triệu chứng khác kèm theo như ho, hắt hơi, đau tai, mệt mỏi, ăn uống giảm..etc 

Các dấu hiệu cần cho trẻ đi khám ngay khi: 

  • Trẻ có biểu hiện li bì, khó đánh thức, lừ đừ, bỏ ăn uống hoàn toàn 

  • Trẻ sốt cao liên tục trên 2 ngày 

  • Trẻ sốt co giật 

  • Các biểu hiện triệu chứng liên quan đến sốt và phát ban không giống các đặc điểm mô tả như trên (Sốt phát ban phân biệt với Sởi, Rubella, Sốt tinh hồng nhiệt..) 

 

Hướng dẫn chăm sóc bé bị sốt phát ban tại nhà 

Cách chăm sóc tại nhà khi trẻ có biểu hiện Sốt phát ban (nhằm mục đích hỗ trợ và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn): 

  • Giảm đau, hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol hoặc Ibuprofen với liều dùng và khoảng cách phù hợp 

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước 

  • Không dùng kháng sinh nếu không có tình trạng nhiễm trùng, vì kháng sinh không có tác dụng diệt virus 

  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, chế độ ăn phù hợp theo nhu cầu của trẻ 

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh cho trẻ: 

Đây là bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, dịch tiết, chủ yếu lây nhiễm trong thời kỳ ủ bệnh trước khi bé sốt và phát ban, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu hay vaccine phòng bệnh. Do đó ba mẹ hãy luôn khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ và thường xuyên để phòng tránh.  

Trẻ hoàn toàn có thể đi học được khi cắt sốt và cảm thấy khỏe. Ngoài ra cho trẻ mang khẩu trang khi trẻ bắt đầu có biểu hiện triệu chứng hay mang khẩu trang cho trẻ khi đến những nơi động người, khu vui chơi... ba mẹ nhé! 

Hi vọng bài viết sẽ cung cấp được thêm nhiều thông tin bổ ích và chính xác đến các ba mẹ! 

Bài viết gần đây/mới

CẠO VÔI RĂNG: GIẢI PHÁP NHỎ - LỢI ÍCH LỚN CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
cạo vôi răng định kỳ 6 –12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khám phá công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm tại CarePlus, giúp loại bỏ mảng bám tận gốc, cho răng sáng khỏe

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

BỆNH CÚM KHÔNG CHỪA MỘT AI - HIỂU ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH
Đã từng có một số đợt bùng phát cúm lan rộng (gọi là đại dịch), dẫn đến tử vong của nhiều người trên toàn thế giới. Các đợt bùng phát này xảy ra khi các chủng virus cúm mới hình thành (thường từ lợn hoặc chim) và con người bị nhiễm bệnh vì họ không có khả năng miễn dịch với các loại virus này.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?
Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}