ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?

Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?

🤔 Bạn có bao giờ tự hỏi: "Ly trà sữa mà mình yêu thích mỗi ngày sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?" 

Thức uống này từ lâu đã trở thành món yêu thích của nhiều người trẻ trong lúc học tập, làm việc hay gặp gỡ bạn bè. Thế nhưng, đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn ấy là những rủi ro tiềm ẩn mà không phải ai cũng để ý. 

👉 Hãy cùng ThS. BS. Nguyễn Phương Anh - Chuyên khoa Dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám CarePlus khám phá về trà sữa theo góc độ dinh dưỡng trong bài viết dưới đây!  

1️⃣ 1 ly trà sữa = 300-350 kcal  

Bạn có biết, một ly trà sữa size M (dung tích khoảng 500ml, chưa bao gồm topping như trân châu, thạch, khúc bạch,...) cung cấp trung bình 350-400 kcal? 

🏃 Để tiêu hao hết lượng năng lượng này, bạn sẽ cần chạy bộ liên tục khoảng 1-2 tiếng. Nếu bạn không vận động để tiêu hao mớ năng lượng dư thừa đó, thì cứ mỗi 350 kcal dư thừa mỗi ngày sẽ khiến bạn tăng trung bình 350g mỗi tuần !!! 

2️⃣ Lượng đường trong trà sữa vượt xa mức khuyến nghị 

🌟 Trung bình, mỗi ly trà sữa size M chứa 40g đường đơn giản (tùy thuộc vào công thức gia giảm độ ngọt của từng thương hiệu mà có sự chênh lệch tương ứng). Trong khi đó, theo khuyến nghị, mỗi ngày một người trưởng thành không nên nạp quá 25g đường đơn giản.  

🥘 Trên thực tế, chúng ta không chỉ tiêu thụ đường từ trà sữa mà còn từ việc ăn uống. Bởi đường là gia vị trong nêm nếm các món ăn hàng ngày, đặc biệt ở những món có vị chua hay các loại nước chấm. 

Nếu thường xuyên tiêu thụ nhiều đường, cơ thể có nguy cơ mắc phải: 

🔹 Rối loạn lipid máu (tăng mỡ trung tính - Triglyceride). 

🔹 Béo phì, bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tim mạch. 

3️⃣ Giải pháp cho những tín đồ trà sữa 

Nếu bạn là một tín đồ trà sữa không thể “dứt” được, hãy thử áp dụng các cách sau: 

🔸 Giảm dần dung tích ly: Chuyển từ ly size L thành ly size M, rồi từ từ chuyển thành ly size S. 

🔸 Tập thói quen hạn chế uống trà sữa: thay vì uống mỗi ngày, hãy giới hạn ở mức hàng tuần, hàng tháng, thỉnh thoảng; và lý tưởng là ngừng hấp thụ món đồ uống này. 

🔸 Thử các loại đồ uống lành mạnh hơn như nước trái cây không đường, trà xanh, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp bạn làm đẹp từ bên trong. 

🔔 Trà sữa không phải món cần kiêng khem tuyệt đối với người bình thường, nhưng cách chúng ta tiêu thụ lại là yếu tố quyết định. Một ly trà sữa mỗi ngày có thể mang lại niềm vui nhất thời, nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong tương lai, đặc biệt khi nó trở thành thói quen tiêu thụ hàng ngày – đó có thể là tăng cân, rối loạn chuyển hóa, hay những căn bệnh mạn tính nguy hiểm. 

✅ Hãy yêu bản thân bằng cách bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: cắt giảm trà sữa, lựa chọn thức uống lành mạnh hơn và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khoa học. Vì sức khỏe của bạn là vốn quý nhất, và chỉ khi khỏe mạnh, bạn mới có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.  

Đừng ngần ngại liên hệ CarePlus để được đội ngũ Bác sĩ Dinh dưỡng giàu kinh nghiệm tư vấn chế độ ăn uống và vận động cá thể hóa nhằm gìn giữ sức khỏe vàng! 

👉 Quý khách hàng có nhu cầu đặt hẹn, vui lòng liên hệ hotline miễn phí 1800 6116 ngay hôm nay! 


HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Thành viên của Singapore Medical Group

Hotline: 1800 6116    

Email: info@careplusvn.com    

Bài viết liên quan

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Bài viết gần đây/mới

4 NGUYÊN TẮC VÀNG - CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỞI AN TOÀN, MAU KHỎE
Mỗi mùa dịch sởi bùng phát, ba mẹ lại thêm lo lắng cho sức khỏe của con. Đáng ngại hơn, sởi không chỉ gây sốt, phát ban mà còn dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy dinh dưỡng, thậm chí làm suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc bệnh khác sau khi khỏi sởi.

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

LÝ GIẢI LÝ DO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp – bộ phận “nhỏ bé” nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động chuyên hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh lý tuyến giáp lại có xu hướng “ưa chuộng” phụ nữ hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng và nhắc nhở rằng, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn, nhưng nam giới vẫn không nên chủ quan.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}