ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Màu đờm nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

Màu đờm nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

27/02/2022 11:08:16 CH

Đờm là chất dịch được tiết ra ở đường hô hấp của con người gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc tấn công đường hô hấp. Ho có đờm là hiện tượng ho đi kèm đờm với nhiều màu sắc khác nhau tiết thông qua đường mũi và miệng.

Vậy những màu sắc khác nhau của đờm tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn và khi nào chúng ta nên đi thăm khám bác sĩ?

Đờm trong suốt

Phần đờm này chủ yếu chứa nước, protein, kháng thể và một số muối hòa tan để làm trơn và giữ ẩm cho hệ hô hấp. Sự gia tăng đờm trong cho thấy cơ thể đang cố gắng thải chất kích thích như phấn hoa hoặc một số loại vi rút. Đờm trong thường do viêm mũi dị ứng, viêm phế quản do virus, viêm phổi do virus.

Đờm màu trắng

Bạn có thể bị đờm trắng kèm theo một số tình trạng sức khỏe. Đờm trắng thường do viêm phế quản do virus, trào ngược dạ dày, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim sung huyết.

Đờm màu vàng hoặc xanh lá cây

Nếu thấy đờm màu này đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng. Ban đầu, đờm thường màu vàng, sau chuyển sang xanh lá cây tương ứng mức độ nghiêm trọng của các loại bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, bệnh xơ nang.

Đờm màu hồng hoặc đỏ

Máu là nguyên nhân gây ra đờm màu hồng hoặc đỏ. Màu hồng chỉ lượng máu ít hơn so với màu đỏ. Đờm màu đỏ hoặc hồng thường do viêm phổi, bệnh lao, suy tim sung huyết, thuyên tắc phổi, ung thư phổi.  Liên hệ với bác sĩ nếu bạn tiết nhiều đờm hơn bình thường kèm ho dữ dội hoặc như sụt cân, mệt mỏi.

Đờm màu nâu

Màu nâu thường là máu cũ giống màu “gỉ”. Bạn có thể thấy màu này sau khi đờm có màu đỏ hoặc hồng. Đờm nâu thường do viêm phổi do vi khuẩn, viêm phế quản do vi khuẩn, bệnh xơ nang, bệnh bụi phổi, áp xe phổi.

Đờm màu đen

Đờm đen là bệnh hắc tố chứng tỏ bạn đã hít phải một lượng lớn thứ gì đó có màu đen, chẳng hạn như bụi than hoặc có thể bạn bị nhiễm nấm cần được chăm sóc y tế. Đờm đen thường do hút thuốc lá, bệnh bụi phổi, nhiễm nấm.

Đờm có bọt

Đờm trắng có bọt có thể là một dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhiễm khuẩn thứ cấp cũng có thể xảy ra, có thể thay đổi đờm thành màu vàng hoặc xanh lá cây.

Đờm hồng có bọt có nghĩa là bạn đang bị suy tim sung huyết ở giai đoạn cuối. Nếu bạn gặp tình trạng này kèm theo khó thở, đổ mồ hôi và đau ngực, hãy đến thăm khám ngay với bác sĩ.

Đờm đặc hơn bình thường

Độ đặc của đờm từ có bọt đến nhầy mủ do nhiều nguyên do. Đờm đặc, dính và sẫm màu hơn khi tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng. Nó có thể dày hơn vào buổi sáng nếu bạn bị mất nước.

Điều trị đờm như thế nào?

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn tiết nhiều đờm hơn bình thường với màu sắc khác thường để được thăm khám và điều trị dứt điểm kết hợp uống đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử kết hợp những biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Không khí ẩm có thể giúp long đờm, ho ra dễ dàng hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối. Pha một cốc nước ấm với 1/2 đến 3/4 thìa muối và súc miệng để làm lỏng chất nhầy do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang
  • Sử dụng dầu khuynh diệp. Tinh dầu khuynh diệp làm lỏng chất nhờn trong cơ quan hô hấp

Nguồn tham khảo: Sức khỏe và Đời sống, Healthline.

 

Bài viết liên quan

10 bệnh tai mũi họng thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả
Tai mũi họng là bệnh thường gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa. Vì vậy, rất nhiều người nghĩ rằng đau họng, viêm mũi là những bệnh xoàng xĩnh, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh ở tai mũi họng là dấu hiệu cảnh báo và là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}