ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Mách mẹ biện pháp điều trị táo bón hiệu quả cho bé

Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê, có khoảng 10% trẻ em bị táo bón, trong đó có khoảng 30% trường hợp cần có sự can thiệp của bác sĩ. Vì vậy việc điều trị táo bón cho trẻ ba mẹ không lên lơ là, chủ quan để tránh tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng.

Mách mẹ biện pháp điều trị táo bón hiệu quả cho bé

1. Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ

Nếu trẻ có nhiều hơn 2 trong số các triệu chứng dưới đây và kéo dài 1 tháng, ba mẹ nên đưa trẻ đến khám táo bón để được điều trị kịp thời:

  • Đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần
  • Đi tiêu phân cứng, khô, vón cục, nhỏ li ti như phân dê
  • Có biểu hiện đau, khó chịu, khóc, sợ hãi mỗi khi đi tiêu
  • Có hành vi nín giữ phân: khi mắc đi tiêu nhưng trẻ không muốn đi mà cố gắng nín lại như đứng thừ người, đứng bắt chéo chân,..
  • Đi tiêu són phân xen lẫn táo bón, hoặc có những đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ với nhau

Tuy nhiên, một số trẻ không có biểu hiện rõ ràng của táo bón để ba mẹ nhận ra. Hoặc đôi khi vì ba mẹ bận rộn công việc và cùng lúc có nhiều người cùng tham gia chăm sóc trẻ (ông bà, thầy cô,…) nên không nhận biết trẻ bị táo bón.

Một số trẻ đến khám vì các biểu hiện khác như đi tiểu lắt nhắt, đau khi đi tiểu, nhiễm trùng tiểu, biếng ăn chậm tăng cân,…nhưng cuối cùng khi bác sĩ khám và tìm hiểu thì phát hiện  nguyên nhân cuối cùng của các vấn đề trên là do táo bón.

2. Nguyên nhân táo bón

Ở trẻ em phần lớn táo bón là do:

  • Ăn thiếu chất xơ từ rau củ, trái cây và uống thiếu nước. Khi trẻ đã ăn đủ chất xơ nhưng trẻ vẫn bị bón thì cần kiểm tra lại trong chế độ ăn có những thức ăn khác có thể gây táo bón như thực phẩm chế biến sẵn, uống quá nhiều sữa, ăn uống nhiều đồ ngọt… Hầu hết trẻ bị táo bón thường uống không đủ nước.
  • Chuyển chế độ ăn từ sữa qua cháo rây hoặc từ cháo qua cơm,…: Bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống ví dụ khi trẻ chuyển từ sữa mẹ, sữa công thức sang sữa bò hoặc giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng có thể gây xáo trộn đối với hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến táo bón.
  • Stress do mới đi học, thay đổi môi trường học, mới tập đi cầu hoặc khi đi du lịch,…

  • Sợ đi vệ sinh: Trẻ khi bị táo bón thường “đau” khi đi tiêu và gây tâm lý “sợ đi tiêu” và trẻ sẽ “nhịn đi tiêu”. Chính điều này tao thành vòng lẩn quẩn làm cho táo bón ngày càng nặng hơn. Phân tích tụ lâu ngày càng bị khô và cứng, làm việc đi tiêu càng khó khăn.
  • Lười vận động thể chất: Tập thể dục hàng ngày giúp nhu động của ruột tốt, các chất được lưu chuyển trong ruột một cách dễ dàng hơn, giảm nguy cơ thức ăn bị tích tụ lại ở đại tràng gây táo bón.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như giảm đau, dị ứng, kháng sinh hoặc các chất bổ sung như sắt, canxi có thể dẫn đến táo bón
  • Bệnh lý: Khi trẻ bị bệnh có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ, thiếu nước dẫn đến táo bón. Ngoài ra, có thể trẻ có những bệnh lý gây táo bón như: phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, dị ứng đạm sữa bò, bất thường hậu môn trực tràng … cần được khám để loại trừ

3. Hậu quả táo bón kéo dài

  • Tắc ruột: Phân ứ lại lâu ngày trong ruột sẽ bị khô cứng lại có thể gây tắc ruột
  • Viêm đại tràng nhiễm độc: tình trạng phân bị ứ lâu trong ruột sẽ sinh độc tố, gây viêm ruột- viêm đai tràng tái đi tái lại
  • Viêm nứt hậu môn, trĩ, sa trực tràng: vì bị bón lâu ngày, phân trở nên khô cứng, trẻ sẽ phải rặn rất nhiều mới đi tiêu được gây ra tình trạng viêm nứt hậu môn, sa niêm mạc hậu môn ra ngoài. Các mạch máu ở hậu môn phải chịu áp lực lớn khi đi tiêu trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng dãn mạch tạo thành búi trĩ, có thể gây chảy máu ồ ạt hay chảy máu rỉ rả kéo dài, gây thiếu máu, đau đớn khi đi tiêu ở tuổi trưởng thành
  • Biếng ăn, chậm tăng trưởng: nhiều bé đến khám dinh dưỡng vì tình trạng biếng ăn, chậm tăng trưởng nhưng khi khám bác sĩ phát hiện ra thủ phạm lại chính là táo bón kéo dài nhưng không được ba mẹ quan tâm và điều trị đúng lúc. Trẻ táo bón kéo dài đường ruột không thông, bị đầy bụng dẫn đến trẻ không muốn ăn và suy dinh dưỡng mãn tính
  • Mất phản xạ đi cầu: táo bón kéo dài sẽ làm mất phản xạ đi tiêu, ứ phân trong ruột làm trẻ đau bụng tái đi tái lại, hơn nữa làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng về sau

  • Hành vi nín giữ phân: khi bé thường xuyên bị đau lúc đi tiêu, bé sẽ bắt đầu sợ đi tiêu và có hành vi nín lại không muốn đi tiêu. Chính điều này lại làm cho phân bị ứ lại lâu hơn, trở nên khô cứng hơn và ngày càng bón hơn. Điều này tạo ra vòng xoắn lẩn quẩn làm táo bón khó điều trị nếu không được can thiệp đúng lúc.
  • Ảnh hưởng tâm lý, hay cáu gắt: bị táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính tình, tâm lý của bé, làm bé khó chịu, cáu gắt.
  • Nếu bé của bạn có các dấu hiệu nghi ngờ táo bón, hãy cho bé đi khám để được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời, giúp bé không bị các tác hại của táo bón kéo dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé

4. Những biện pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa táo bón:

  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt giữ một vài trò quan trọng điều trị táo bón.
  • Ăn nhiều rau, trái cây, 5 phần rau củ, quả/ngày và các thức ăn nhiều chất xơ.
  • Uống đầy đủ nước.
  • Bổ sung nước ép mận tây, lê, táo (> 4 tháng tuổi).
  • Hạn chế lượng sữa > 1 tuổi 560ml/ ngày, > 18 tháng: 500ml/ ngày, và các chế phẩm từ sữa.
  • Tập thói quen đi vệ sinh tốt 5-10 phút sau các bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Tránh các biện pháp bơm và kích thích hậu môn.
  • Thời gian điều trị thường kéo dài từ khoảng 6 tháng.
  • Sử dụng thuốc khi có chỉ định bác sỹ, tuân thủ thời gian điều trị tránh dừng thuốc đột ngột

Gói khám táo bón cho trẻ của CarePlus giúp phát hiện và điều trị sớm táo bón để hạn chế tình trạng táo bón kéo dài làm rối loạn chứng năng vị tràng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bé biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng..

GÓI KHÁM TÁO BÓN CHO TRẺ BAO GỒM

- Bác sĩ chuyên khoa Nhi tầm soát nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy táo bón, theo dõi thói quen đi cầu của bé,… qua bảng kiểm
- Đánh giá chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển thể chất – tâm thần vận động
- Lên kế hoạch điều trị thuốc cho bé, hướng dẫn bố mẹ làm nhật ký đi cầu cũng như cách chăm sóc chăm sóc trẻ táo bón
- Tư vấn những dấu hiệu, thời điểm thích hơp cho bé tập ngồi bô hoặc bồn cầu

 Đặt lịch hẹn ngay qua Free hotline 18006116 hoặc để lại tin nhắn tại website www.careplusvn.com để được tư vấn chi tiết.

Bài viết gần đây/mới

Hiểu thêm về Nổi Mày Đay và Phù Mạch
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}