ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Hãy Sống Nhạt Vì 1 Trái Tim Khỏe Mạnh

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo: “Ăn ít hơn 5g muối/ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp và bệnh mạch vành...” Trong khi đó, lượng muối tiêu thụ của người Việt hiện đang ở mức 9g muối/ngày (x2 lần so với khuyến cáo của WHO). Đó cũng là lý do tại sao bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta.

Hãy Sống Nhạt Vì 1 Trái Tim Khỏe Mạnh

25/10/2018 3:32:08 CH

Hưởng ứng Ngày Thế Giới Phòng Chống Bệnh Tim Mạch 29/9, CarePlus đưa ra lời kêu gọi mọi người cùng SỐNG "NHẠT" để sở hữu 1 trái tim khỏe mạnh.

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm chứa nhiều muối mà bạn nên tránh dùng trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Một gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt chúng ta là các loại mắm, như nước mắm, mắm cá, mắm tôm chua, mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép, mắm cáy, mắm… Các loại mắm này được làm từ các loại cá, tôm, ruốc, moi, tép, cua, cáy trộn cùng muối và một số gia vị khác đặc trưng rồi ủ trong một thời gian cho lên men, tạo ra màu sắc và hương vị đặc trưng. Lượng muối trong các loại thực phẩm này đặc biệt cao, ví dụ chỉ với 5g mắm tôm chứa 515 mg muối, 5g mắm tép chua chứa 135mg muối.

Một điều không thể phủ nhận là dưa muối, cà muối, bắp cải muối là những món ăn “đưa cơm”. Dưa, cà, kiệu muối được làm bằng cách ngâm cà, dưa cải, bắp cải với nước pha muối và chút đường để lên men chua. Lượng muối trong 100g dưa chuột muối khoảng 2,5g.

Các loại thực phẩm ăn liền như giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp… cũng đã có chứa muối. Do đó đây cũng là những thực phẩm nên hạn chế chấm thêm gia vị chứa muối trong khi ăn.

Các loại súp, nước dùng cũng đặc biệt chứa nhiều muối. Trong 1 bát nước phở, nước bún cá, bún riêu cua (tương đương 200ml nước dùng) chứa khoảng 2-4gr muối.

Các loại mì ăn liền, pizza, spaghetti: đều là những thực phẩm chứa nhiều muối “tiềm ẩn”.

Một số đồ ăn vặt như bimbim, hạt điều rang muối, bánh gạo vị mặn cũng chứa nhiều muối. Trong gói bim bim 48g có tới gần 900mg muối; trong 1 chiếc bánh gạo chỉ nặng 3g có tới 195 mg muối.

Hầu hết các loại hải sản đều chứa nhiều muối hơn các loại sinh vật sống trong nước ngọt. Nên lưu ý khi nấu, chế biến các loại thực phẩm này, cho thêm ít muối hơn các loại khác.

Bài viết gần đây/mới

CẠO VÔI RĂNG: GIẢI PHÁP NHỎ - LỢI ÍCH LỚN CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
cạo vôi răng định kỳ 6 –12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khám phá công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm tại CarePlus, giúp loại bỏ mảng bám tận gốc, cho răng sáng khỏe

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

BỆNH CÚM KHÔNG CHỪA MỘT AI - HIỂU ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH
Đã từng có một số đợt bùng phát cúm lan rộng (gọi là đại dịch), dẫn đến tử vong của nhiều người trên toàn thế giới. Các đợt bùng phát này xảy ra khi các chủng virus cúm mới hình thành (thường từ lợn hoặc chim) và con người bị nhiễm bệnh vì họ không có khả năng miễn dịch với các loại virus này.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?
Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}