ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Làm gì khi trẻ bị thừa cân béo phì?

Trẻ em béo phì có thể tăng nguy cơ cao huyết áp gấp 3 lần, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 lần và xơ vữa mạch máu gấp 7 lần trẻ có cân nặng bình thường.

Làm gì khi trẻ bị thừa cân béo phì?

1. Béo phì nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe của trẻ?

Một trong những sai lầm của các bà mẹ là thích con nhanh lớn, mập mạp mới khỏe mà chưa biết hết tác hại của béo phì đối với trẻ. Trong khi đó, trẻ em béo phì có thể tăng nguy cơ cao huyết áp gấp 3 lần, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 lần và xơ vữa mạch máu gấp 7 lần trẻ có cân nặng bình thường. Bên cạnh đó, trẻ thừa cân béo phì còn có nguy cơ bị dậy thì sớm làm kìm hãm sự phát triển chiều cao.

Ngoài ra, béo phì còn gây ra rất nhiều hậu quả cho sức khỏe như trẻ chậm chạp hơn, phản xạ kém, dễ buồn ngủ, mệt mỏi. Có thể gặp khó thở, ngưng thở khi ngủ gây nguy hiểm cho tính mạng. Trẻ lớn một chút sẽ có tâm lý mặc cảm, kém tự tin, trầm cảm do bị chọc ghẹo. Về lâu dài, béo phì có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính…

Thậm chí hiện nay có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh COVID-19 nghiêm trọng và tử vong ở cả người lớn và trẻ em.

Thưa bác sĩ, cháu gái nhà em 4 tuổi cao 102cm, nặng 22kg, cháu có bị béo phì không? Có nên ngưng cho bé uống sữa không? Minh Thùy (Q.2)

Để đánh giá một trẻ có bị thừa cân béo phì hay không và ở mức độ nào, không thể chỉ dựa vào quan sát bên ngoài mà ba mẹ cần dựa trên cơ sở khoa học đã được nghiên cứu, cụ thể là áp dụng phương pháp phổ biến nhất được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là dựa vào chỉ số BMI.

Cách tính chỉ số BMI: BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

(Trong đó, chiều cao tính bằng “m” và cân nặng tính bằng “kg”)

Tuy nhiên, chỉ số BMI của trẻ em khác với người lớn. Mỗi trẻ ở các mốc tuổi khác nhau, giới tính khác nhau sẽ có thang đánh giá chỉ số BMI khác nhau. Cụ thể, ba mẹ tham khảo 4 bảng đo chỉ số BMI của WHO mà CarePlus tổng hợp dưới đây để đánh giá tình trạng phát triển của trẻ (thừa cân/ béo phì/ bình thường/ suy dinh dưỡng)

Đối với trẻ em từ 0-5 tuổi:

Dựa vào chỉ số cân nặng /chiều dài hoặc chiều cao theo tuổi và giới (tra bảng)

- Trẻ coi là thừa cân khi BMI dao động từ: > +2 SD (trên đường màu đỏ) và + 3 SD. 

- Trẻ coi là béo phì khi BMI > + 3 SD (trên đường màu đen)

Đối với trẻ em 5-19 tuổi:

Dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi (tính BMI rồi tra bảng theo tuổi và giới)

- Trẻ được coi là thừa cân khi BMI dao động từ : > +1 SD (trên đường màu vàng) và + 2SD. 

- Trẻ được coi là béo phì khi BMI > + 2SD (trên đường màu đỏ)

Theo cách tính trên, BMI của bé là 21.1, so với bảng BMI cho bé gái từ 0-5 tuổi thì bé được xác định đang bị béo phì. Vì thế, mẹ cần đưa bé đi khám dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể. Cần điều chỉnh chế độ ăn, giúp cháu không tăng cân tiếp hoặc tăng chậm nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng chiều cao tốt so với tuổi. Nên giảm lượng tinh bột, giảm thức ăn béo, ngọt. Tăng cường ăn rau/củ, trái cây ít ngọt (củ sắn, mận, dưa hấu, thanh long...). Chọn thịt, cá nạc. Vẫn cho trẻ uống sữa, chọn sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì hoặc sữa không đường, tách béo. 

Ăn chậm, nhai kỹ, không ép trẻ ăn quá nhiều, không ăn vặt, không ăn sau 8 giờ tối. Cho bé vận động nhiều, chạy nhảy ngoài trời.

2. Trẻ béo phì có cần ngưng uống sữa không?

Trẻ thừa cân béo phì không cần thiết ngưng uống sữa vì trẻ vẫn cần nhận đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi và phospho cho sự phát triển xương và răng. Khác với người lớn, trẻ thừa cân béo phì vẫn cần tăng trưởng chiều cao nên việc ăn kiêng không đúng cách có thể làm trẻ ngừng hoặc chậm tăng trưởng. Đối với trẻ thừa cân béo phì nên chọn sữa không béo và không đường.

Đối với trẻ bình thường, để phòng tránh thừa cân béo phì cho trẻ thì cũng không nên uống sữa quá ngọt. Hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống giảm ngọt từ đường.

3. Ba mẹ cần làm gì khi con bị thừa cân béo phì?

Trước tiên, ba mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để bác sĩ đánh giá tình trạng và mức độ thừa cân béo phì của bé. Bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá chế độ ăn bằng phương pháp 24h recall (tạm hiểu phương pháp ghi nhận lại các loại thực phẩm bé đã tiêu thụ trong vòng 24h - bao gồm cả bữa chính và bữa phụ). Đồng thời trong đa số trường hợp, bác sĩ dinh dưỡng sẽ chỉ định cho bé thực hiện thêm các kỹ thuật và xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm siêu âm bụng, xét nghiệm đường máu (glucose máu lúc đói), xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm mỡ máu, công thức máu, ferritin,…để đánh giá mức độ ảnh hưởng của béo phì lên chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể. 

Dựa vào tổng hợp các thông tin cần thiết trên, bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình và tư vấn cho ba mẹ biện pháp điều trị phù hợp với từng trẻ.

Việc điều trị béo phì ở trẻ đòi hỏi nhẹ nhàng nhưng kiên trì, và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, bác sĩ và ngay cả bản thân trẻ (thường từ 3 tuổi trẻ đã có ý thức hơn về bản thân nên có thể hướng dẫn cho trẻ hợp tác).

Do cơ thể trẻ đang tăng trưởng và phát triển nên trong điều trị béo phì ở trẻ em không đặt ra vấn đề giảm cân, mà mục tiêu chính là làm giảm tốc độ tăng cân hay tránh tăng cân thêm ở trẻ và vẫn đảm bảo tăng chiều cao theo tuổi. Cần phối hợp song song việc điều chỉnh chế độ ăn thích hợp theo tuổi với tăng cường hoạt động thể lực. 

Lưu ý Không tự ý dùng thuốc chống mập khi không có chỉ định của Bác sĩ.

4. Khám béo phì cho trẻ ở đâu tốt tại TP. HCM?

Thừa cân béo phì không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, mà trẻ bị thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn so với các trẻ bình thường khác. Chính vì vậy, ba mẹ tuyệt đối không nên xem thường và chần chừ việc đưa con đến thăm khám để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus được đầu tư 100% từ Singapore, thành viên Singapore Medical Group. Trong đó, các dịch vụ thuộc khoa Nhi của CarePlus được rất nhiều phụ huynh đánh giá cao và chọn lựa. Bên cạnh khám nhi khoa tổng quát, dịch vụ tiêm ngừa, chẩn đoán hình ảnh - xét nghiệm… chuyên khoa Nhi CarePlus còn cung cấp dịch vụ khám - tư vấn dinh dưỡng theo lứa tuổi và tình trạng cơ thể. 

Ưu điểm của gói khám:

Được những bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực trực tiếp thăm khám và tư vấn

THS. BS. Lê Thị Kim Dung - Hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc BV Nhi đồng 1 và BV Đại học Y dược. Chuyên khám và tư vấn dinh dưỡng Nhi, Chứng chỉ đào tạo dinh dưỡng tại Israel. 

Trải nghiệm 24h Recall - Phương pháp đánh giá chế độ ăn độc quyền tại CarePlus

24h Recall là phương pháp chuyên sâu được phát triển bởi bác sỹ CarePlus và được áp dụng độc quyền tại tất cả phòng khám thuộc CarePlus Clinics Vietnam. Với phương pháp này, những khiếm khuyết trong chế độ ăn của bé sẽ được khắc họa rõ, từ đó tìm được đúng nguyên nhân cho những vấn đề dinh dưỡng.

nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân

24h Recall giúp ba mẹ thiết kế khẩu phần ăn khoa học hơn cho bé

- Danh sách các gói khám dinh dưỡng cho trẻ tại CarePlus

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ thừa cân béo phì. Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp. Ngay hôm nay, hãy liên hệ CarePlus để được tư vấn kỹ hơn nguyên nhân trẻ thừa cân béo phì và đặt lịch hẹn. 

Từ ngày 15/12/2021 đến ngày 25/1/2022, tất cả các gói khám cho trẻ em và người lớn, trong đó bao gồm gói khám béo phì và gói tầm soát suy dinh dưỡng cho trẻ GIẢM 15% mỗi gói và GIẢM 20% khi mua từ 2 gói trở lên. Đặc biệt, CarePlus dành nhiều quà tặng tri ân nhân dịp cuối năm cho tất cả khách hàng. Xem đầy đủ danh sách các gói khám ưu đãi tại đây
 
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS
Thành viên của Singapore Medical Group
  • Chi nhánh 1: Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2 Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 105 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

 

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}