ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Lá chắn nào cho trẻ em giữa cuộc sống bình thường mới?

Lá chắn nào cho trẻ em giữa cuộc sống bình thường mới?

Tầm 2 tháng nay, bên Mỹ bùng dịch. Trong đợt dịch này, chủ yếu là ở trẻ em chưa chích ngừa Covid-19 và bắt đầu đi học. Làn sóng này, có thể sẽ xảy ra tại TP. HCM nếu trẻ con bắt đầu đi học lại. Điều này gây không ít băn khoăn và lo lắng cho phụ huynh có con nhỏ.

Tuy nhiên, điều may mắn rằng, các số liệu báo cáo về Covid-19 nhi cho thấy, đa phần trẻ mắc Covid-19 đều nhẹ và ít biến chứng. Theo thống kê đợt bùng dịch tại TP.HCM vừa qua, trong tổng số trẻ em mắc Covid-19 gần 30.000 ca (chưa tính những ca không khai báo), số trẻ không qua khỏi chỉ có 33 ca và hầu như các trẻ này đều mắc bệnh nền hoặc mắc các bệnh khó chữa khác đi kèm.

Trong số những trẻ đã bị nhiễm Covid-19, ghi nhận có hiện tượng trẻ có thể bị một tình trạng nặng gọi là MIS-C (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children, tạm dịch là Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em). Theo thống kê trên thế giới, MIS-C xảy ra trong vòng 6 tuần nhiễm Covid-19 gây tổn thương nhiều cơ quan với tỷ lệ dưới 1% trên tổng số trẻ nhiễm Covid-19.

Vì thế, nếu trẻ nào đã bị nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tuần mà có các triệu chứng sau, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện kịp thời các biến chứng

DẤU HIỆU CẦN THEO DÕI MIS-C

  • Sốt từ 38C trở lên, trong vòng 3 ngày liên tục kèm 1 trong các dấu hiệu sau đây:
  • Triệu chứng tiêu hóa: ói, đau bụng, tiêu chảy
  • Thần kinh: đau đầu, chóng mặt
  • Phát ban
  • Đỏ mắt
  • Lưỡi đỏ, môi đỏ
  • Sưng nề bàn tay- bàn chân
  • Hạch cổ

Trước mắt, thay vì lo lắng về những thông tin liên quan đến vắc-xin Covid-19 cho trẻ em, các bậc phụ huynh nên chăm sóc tốt và quan tâm đến tình trạng sức khỏe của con trẻ bằng việc tiêm ngừa đầy đủ các vắc-xin khác theo lịch tiêm ngừa và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ, kết hợp chế độ dinh dưỡng tốt và hoạt động thể chất lành mạnh, để trẻ đủ khỏe mà vượt qua tất cả bệnh tật, không chỉ riêng Covid-19. 

Bài viết gần đây/mới

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}