Nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó có nội soi dạ dày là kỹ thuật được sử dụng để kiểm tra trực tiếp hệ thống tiêu hóa trên của người bệnh bằng một camera nhỏ được gắn ở đầu ống nội soi.
Khoảng cách giữa hai lần nội soi cách bao nhiêu lâu?
Đau dạ dày ở mức độ nhẹ và không phát hiện loạn sản dạ dày: Với các đối tượng bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ và không có những triệu chứng quá nghiêm trọng trong lần nội soi thứ nhất thì không cần phải nội soi lại lần thứ 2.
Đau dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP và không loạn sản dạ dày: Đối với trường hợp bị đau dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP và không có triệu chứng loạn sản nào tồn tại trong dạ thực quản thì chỉ cần khám nội soi 3 năm/ lần.
Barrett thực quản và phát hiện loạn sản dạ dày: Những trường hợp bị Barrett thực hiện và phát hiện thấy những loạn sản dạ dày, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đề nghị nội soi định kỳ mỗi năm 1 lần để tiện cho việc theo dõi sức khỏe.
Dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và phát hiện có loạn sản dạ dày: Những trường hợp này thường các bác sĩ chuyên khoa chỉ định nội soi 3 – 6 tháng/ lần để kiểm tra tổng quát cũng như phát hiện những triệu chứng bất thường khác, từ đó có những phương án điều trị phù hợp.
Xuất huyết dạ dày: Các trường hợp bị xuất huyết dạ dày thường được chỉ định nội soi vài lần trong ngày. Bởi đây là một trong những biến chứng nguy hiểm và cần được phát hiện sớm. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp.
Hãy chia sẻ cùng chúng tôi
Bài viết gần đây/mới
CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!
HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.
ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.
SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.