ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM

Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM

Một nghiên cứu năm 2020 trên trẻ em từ 12 đến 36 tháng tuổi tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ thiếu sắt là 14,2% và thiếu máu do thiếu sắt là 8.5%. Theo khảo sát SEANUTS 2022, 59% trẻ em Việt Nam không nhận đủ sắt từ bữa ăn.  

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ: 

  • Thời kỳ sơ sinh: Mẹ thiếu máu thiếu sắt lúc mang thai, trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, Bị các vấn đề khác như truyền máu song thai, xuất huyết thai nhi - mẹ 

  • Thời kỳ nhũ nhi (trẻ em dưới 1 tuổi): thiếu hụt chất bổ sung sắt ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, sử dụng sữa bò/ sữa dê/ sữa đậu nành chưa bổ sung sắt và khoáng chất, hoặc chế độ ăn uống với các thực phẩm bổ sung không đủ chất sắt. Trẻ mới tập ăn, trẻ biếng ăn. 

  • Thời kỳ từ 1 đến 12 tuổi: Trẻ uống quá nhiều sữa bò, thực phẩm không đủ chất sắt. Trẻ biếng ăn hoặc ăn chay.  

  • Bệnh lý kém hấp thu sắt, mất máu: nhiễm khuẩn và viêm mạn tính, bệnh celiac, viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa hoặc các bệnh lý gây mất máu khác.  

BIỂU HIỆN CỦA TRẺ THIẾU MÁU THIẾU SẮT: 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không có triệu chứng, chỉ có thay đổi trên kết quả xét nghiệm: trẻ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc từ nhẹ đến trung bình. Các biểu hiện xuất hiện từ từ và phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt ở trẻ: Giảm năng lượng, da nhợt nhạt hoặc vàng nhẹ, chứng ăn đất. Các triệu chứng ít gặp hơn là: trẻ sơ sinh bị thiếu máu nặng, trẻ có thể có biểu hiện lờ đờ, xanh xao, cáu kỉnh, tim to, bú kém, và nhịp thở nhanh.  

  • Triệu chứng thần kinh: trẻ hay quấy khóc, vật vã, chán ăn, ngủ ít, sinh hoạt chậm chạp, kém minh mẫn, chóng mệt, hay quên, chóng mặt, nhức đầu, ù tai. 

  • Triệu chứng ở cơ: giảm phát triển vận động, giảm trương lực cơ, chậm biết ngồi/ đứng / đi, bắp thịt nhão, bụng chướng. Tim nhanh, có tiếng thổi cơ năng của thiếu máu, suy tim.  

  • Triệu chứng ở hồng cầu: thiếu máu, da xanh gi giảm tổng hợp Hemoglobin (< 11g/dl). Tăng phục hồi chức năng tạo máu ở gan, lách làm gan lách to ở trẻ nhũ nhi. Tăng tạo máu ở tủy (nhiều bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu non, hồng cầu lưới ra máu ngoại vi), và giảm chất lượng hồng cầu (nhược sắc, kích thước nhỏ) và bạch cầu. Ngoài ra, do transferrin và lactoferrin giảm làm cho trẻ rất dễ bị bội nhiễm. Trẻ có thể bị sốt do bội nhiễm hoặc đơn thuần do tăng phản ứng phục hồi chức năng tạo máu.  

  • Tóc trẻ dễ gãy rụng, gãy móng tay, chân biến dạng: dẹp, lõm; xương bị đau nhức. 

  • Hội chứng Pica và pagophagia: trẻ có biểu hiện thèm ăn đối với các chất bất thường không phải thức ăn  như: đất sét, than, giấy, gạo sống, khoai sống. Pica có thể gặp ở các trẻ từ 2 đến 3 tuổi, không thiếu máu và có thiểu năng trí tuệ, tự kỷ hay di chứng não sau chấn thương đầu.  

  • Huyết khối: trẻ thiếu máu thiếu sắt dễ bị huyết khối, tắc mạch não nhiều hơn trẻ khỏe. 

Các triệu chứng này mất đi rất nhanh sau điều trị đặc hiệu, sẽ cải thiện các triệu chứng. Dự trữ sắt sẽ tăng sau 3 tháng điều trị sắt.  

KHUYẾN CÁO VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỂ GIẢM NGUY CƠ THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 

Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi 

  • Khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 đến 6 tháng: sữa mẹ có hàm lượng sắt thấp (0,3 đến 1 mg/L) nhưng được hấp thu tốt nhất. 

  • Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, hãy bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi đối với trẻ đủ tháng (sắt nguyên tố 1mg/kg/ngày tối đa 15mg), hoặc khi trẻ sinh non được 2 tuần tuổi ( sắt nguyên tố 2mg/kg/ngày tối đa 15mg). Tiếp tục bổ sung cho đến khi có đủ sắt thông qua thực phẩm bổ sung 

  • Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh phải được bổ sung sắt (> 6.7mg/L sắt): không nên sử dụng sữa công thức ít sắt 

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi: sắt đủ cho nhu cầu được cung cấp bằng 2 khẩu phần ngũ cốc tăng cường sắt cho trẻ/ngày, thịt xay nhuyễn cũng là nguồn cung cấp sắt tốt, khuyến khích ăn 1 khẩu phần/ngày các loại thực phẩm giàu Vitamin C để tăng cường hấp thu sắt 

  • Tránh dùng sữa bò chưa qua chế biến (không phải sữa công thức) cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi: sữa bò chưa qua chế biến làm tăng tình trạng mất máu ẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh so với sữa công thức hoặc sữa mẹ.  

Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: 

Hạn chế uống sữa bò không quá 600ml/ngày: nguy cơ thiếu sắt tăng ở trẻ nhỏ uống hơn 720ml sữa/ngày, khuyến khích ăn ít nhất 3 khẩu phần ăn giàu sắt mỗi ngày. 

Như vậy, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ được khắc phục nếu cha mẹ chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như bổ sung sớm ở giai đoạn cần thiết.  

Bài viết gần đây/mới

BÍ QUYẾT ĐẨY LÙI SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Tìm hiểu cách cải thiện qua chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng Bác sĩ CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ đã lập gia đình. Với môi trường ẩm ướt và khuất bên trong cơ thể, vùng âm đạo dễ trở thành nơi vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh phát triển. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm âm đạo có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như viêm mãn tính, hiếm muộn, viêm cổ tử cung, và thậm chí các bệnh lý ác tính.

By THS. BS. Nguyễn Quỳnh Chi

TẠI SAO TRẺ Ở TUỔI THIẾU NIÊN CẦN THỰC PHẨM LÀNH MẠNH?
Trẻ thiếu niên trải qua những thay đổi lớn về thể chất ở tuổi dậy thì. Trẻ cần thêm dinh dưỡng để thúc đẩy những thay đổi về thể chất này, điều đó có nghĩa là trẻ cần ăn thực phẩm lành mạnh. Mức độ hoạt động thể chất và giai đoạn phát triển của con bạn quyết định lượng thực phẩm lành mạnh mà trẻ cần nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng con thèm ăn hơn ở tuổi dậy thì.

By BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG KỊP THỜI - RĂNG KHỎE ĐÓN TẾT AN VUI
Điều trị tủy răng ngay khi nhận thấy cơn đau răng dai dẳng là cách tốt nhất để bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tủy răng tại CarePlus trong bài viết dưới đây!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}