ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm gấp 3-4 lần hút thuốc lá trực tiếp

Hầu hết slogan tuyên truyền các tác hại của thuốc lá trên những bao thuốc lá sẽ chủ yếu nhắm đến người hút thuốc lá trực tiếp. Nhưng thực tế nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người không hút thuốc lá nhưng hít khói thuốc lá thường xuyên (hút thuốc lá thụ động) còn nguy hiểm hơn người hút thuốc lá trực tiếp gấp 3-4 lần.

Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm gấp 3-4 lần hút thuốc lá trực tiếp

03/06/2021 3:26:32 CH

Chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều slogan đe dọa về tác hại của thuốc lá trên các bao thuốc như: Hút thuốc lá dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn, Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi, Hút thuốc lá gây hôi miệng và hỏng răng, Hút thuốc lá gây bệnh tim mạch,…

Hầu hết slogan tuyên truyền các tác hại này sẽ chủ yếu nhắm đến người hút thuốc lá trực tiếp. Nhưng thực tế nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người không hút thuốc lá nhưng hít khói thuốc lá thường xuyên (hút thuốc lá thụ động) còn nguy hiểm hơn người hút thuốc lá trực tiếp gấp 3-4 lần.

Những đối tượng sau đây có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn từ việc hút thuốc lá thụ động:

- Phụ nữ mang thai
- Trẻ em
- Người cao tuổi
- Người có bệnh về hô hấp hoặc bệnh tim

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người hút thuốc lá dễ bị mắc COVID-19 cao gấp 1,5 lần, từ đó nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và người xung quanh. Ngoài ra, một người không hút thuốc lá nhưng sống cùng một người hút thuốc lá sẽ tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%, và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất là 30% (có thể bao gồm một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư vòm họng, ung thư trực tràng và khối u não). Tiếp xúc với khói thuốc lá gây viêm phổi, làm tăng các vấn đề liên quan đến sức khỏe bao gồm hen suyễn, các bệnh tim

Vì vậy, hưởng ứng ‘Ngày Thế Giới KHÔNG THUỐC LÁ’ 31/5, CarePlus đưa ra lời kêu gọi mọi người ‘Hãy bảo vệ những người thân yêu của chính mình bằng việc CAI THUỐC LÁ’.

Một số gợi ý cho việc cai thuốc lá: (Theo VNAC/Health)

1. Ấn định ngày bỏ thuốc lá trước một vài tuần, từ từ cắt giảm dần. Tránh đến những nơi mà bạn từng thích hút thuốc.

2. Vào ngày bạn muốn “cai” thuốc lá, giữ cho mình luôn bận rộn. Vứt bỏ hết các gói thuốc lá.

3. Mặc dù một số loại thay thế nicotine như kẹo cao su hoặc miếng dán có thể giúp bạn bỏ thuốc, nhưng bạn vẫn sẽ phải nỗ lực chống lại cơn thèm thuốc lá.

4. Đừng bao giờ tự cho phép mình hút, cho dù chỉ là một điếu.

5. Luôn dặn lòng không bao giờ bỏ cuộc và tìm đến thuốc lá.

6. Tìm kiếm sự giúp đỡ, chẳng hạn như một chương trình cai nghiện thuốc lá, nếu bạn thấy cần thiết.

Bài viết gần đây/mới

TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH ZONA THẦN KINH (GIỜI LEO)
Bệnh Zona hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh Giời leo. Đây là bệnh lý da nhiễm siêu vi gây ra do sự tái hoạt động của các virut thuỷ đậu VARICELLA ZOSTER. Từ đó gây nên các biểu hiện ở da và thần kinh. Sau khi đã biết về bệnh chúng ta có thể phòng tránh hiệu quả hơn.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá mức khối mỡ và chính tình trạng dư thừa khối mỡ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư… Do vậy, mục tiêu cốt lõi của điều trị béo phì là làm giảm khối mỡ để kiểm soát các biến chứng.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}